Hai người đều ngượng ngùng, vội vàng đứng lên đón lấy tách trà.
Nguyễn Khê và Lăng Hào cũng ngồi uống nước, vừa uống một ngụm nước nhuận giọng, điện thoại trong túi Nguyễn Khê lại reo lên. Nguyễn Khê đặt tách trà xuống lấy điện thoại ra, bắt máy để bên tai.
Ống nghe truyền đến giọng nói của Nguyễn Thúy Chi: “Tiểu Khê, các cháu đến chưa?”
Nguyễn Khê cười rộ lên, nói: “Cô ba, cô gọi đúng lúc ghê, bọn cháu vừa ngồi xuống uống miếng nước.”
Nguyễn Thúy Chi cũng cười: “Vậy thì uống nước xong rồi qua đây. Cô đang chuẩn bị nấu cơm trưa rồi. Đại Bằng cứ để nó ở bên chỗ cô, lúc qua đây thì đem hành lý của chúng nó đến đây.”
Nguyễn Khê đáp: “Vâng. Bọn cháu lập tức đến ngay.”
Vì thế uống nước xong, Lăng Hào và Nguyễn Khê liền lái xe đưa Trần Bằng và Liễu Hồng Mai đến nhà Nguyễn Thúy Chi.
Nguyễn Trường Sinh, Tiền Xuyến, Nguyễn Khiết và Trần Vệ Đông cũng ở đó, vừa vào cổng liền lập tức chào hỏi.
Nhìn thấy nhiều người như vậy, Trần Bằng và Liễu Hồng Mai càng mất tự nhiên, ngay cả nụ cười cũng gượng gạo.
Để người khác tiếp đãi họ sợ rằng họ không được tự nhiên, cho nên Nguyễn Thúy Chi bảo họ đi nói chuyện với Nguyễn Chí Cao và Lưu Hồng Hạnh.
Nguyễn Chí Cao và Lưu Hồng Hạnh thấy Trần Bằng và Liễu Hồng Mai thì rất vui, nói rất nhiều chuyện.
Nhiều năm không về, trong lòng hai người già vẫn luôn nhớ thương quê nhà. Người ở quê cũng không ai đến, trước đây Lưu Tiểu Hổ đến đây khiến họ ngột ngạt hơn nữa bọn nó ở trấn trên nên không tính.
Nói chuyện với Trần Bằng và Liễu Hồng Mai, Nguyễn Chí Cao hỏi rất nhiều về tình hình ở quê nhà mấy năm nay, sau khi hiểu kha khá tình hình, lại hỏi: “Vậy bây giờ đã di dời hết toàn bộ chưa?”
Trần Bằng đáp: “Mới chuyển đi một phần thôi ạ, chứ chưa bắt đầu di dời.”
Nguyễn Chí Cao không kìm được thở dài: “Đời đời kiếp kiếp đều sống ở đó, nói di dời là di dời, ông và bà ngoại cháu xương cốt yếu rồi, không thể đi dii về về nữa, lần này cũng muốn quay về nhìn, sau này có muốn nhìn cũng không nhìn được nữa.”
Trần Bằng nói: “Cũng không hẳn, rất nhiều người không muốn chuyển đi, bây giờ vẫn còn đang cãi nhau với hội ủy trong thôn ấy.”
Bây giờ Nguyễn Chí Cao và Lưu Hạnh Hoa tiếp nhận rất nhiều tư tưởng mới. Lưu Hạnh Hoa nói:
“Chuyển ra mới tốt, chuyển ra mới có đường ra. Ở trên núi thì hết thế hệ này đến thế hệ này đến thế hệ khác đều vậy.”
…
Nói về chuyện di dời, Nguyễn Chí Cao lại hỏi Trần Bằng: “Ba mẹ cháu đâu? Sau không đến cùng?”
Trần Bằng đáp: “Trong nhà mới chuyển nhà xong nên có chút bận, cũng sợ phiền nữa.”
Nguyễn Chí Cao hừ một tiếng: “Đợi ông c.h.ế.t rồi hai đứa nó mới đến thăm đúng không.”
DTV
Nghe vậy Liễu Hồng Mai vội nói: “Pi pi pi, ông ngoại nhất định sống lâu trăm tuổi.”
Đến cái tuổi này có bọn họ, cái c.h.ế.t cũng không còn là chuyện kiêng dè, bởi vì là chuyện mỗi ngày phải đối mặt nên có gì mà không thể nói. Nhưng việc này nói ra quả thật không vui, vì thế mà không nói tiếp nữa.
Bốn ông cháu nói chuyện đến tận giờ cơm trưa. Cảm giác mất tự nhiên trên người Trần Bằng và Liễu Hồng Mai cũng vơi đi. Dù sao cũng là người thân, cảm thấy thân thiết và nhiệt tình, sự căng thẳng trong lòng cũng từ từ giảm bớt.
Lúc ngồi ăn cơm, cả nhà cũng nói về chuyện di dời ở quê, sau đó nói đến chuyện Trần Bằng và Liễu Hồng Mai đến đây làm gì, hỏi: “Hai đứa đến đây đã nghĩ ra làm gì chưa?”
Trần Bằng và Liễu Hồng Mai lắc đầu nói: “Đi tìm thử đã ạ, tìm được việc gì thì làm việc đó.”
Thấy họ không có dự định sẵn, Nguyễn Trường Sinh nói: “Vậy thế này đi, Hồng Mai cũng cô ba đến nhà máy học nghề, để cô ba sắp xếp việc cho cháu, còn Đại Bằng thì đi theo chú, thấy thế nào?”
Trần Bằng và Liễu Hồng Mai nghe vậy thì đương nhiên là rất vui. Nhưng hai người cũng rất ngại làm phiền người ta, liền nhìn Nguyễn Trường Sinh nói: “Như vậy, không phiền mọi người chứ?”
Nguyễn Trường Sinh cười: “Phiền cái gì. Không có yêu cầu gì khác với hai đứa chỉ có một yêu cầu là chịu học chịu làm. Không được ỷ vào người nhà, như vậy là không được.”
Trần Bằng và Liễu Hồng Mai đáp: “Chúng cháu sẽ không sống ỷ lại đâu.”
Cũng không có tư cách đến đây ỷ lại.
Nguyễn Trường Sinh có việc bận nên ăn cơm trưa xong liền rời đi.
Mãi đến tối anh ấy mới về, lúc về đến thì cả nhà cũng vừa ăn cơm tối xong, anh dẫn Tiền Xuyến và Nguyễn Đại Bảo về nhà, những người khác cũng ai về nhà nấy.
Về đến nhà tắm rửa xong lên giường, Nguyễn Trường Sinh nói với Tiền Xuyến: “Hôm nay lại gặp đứa thằng nhóc Tôn Vĩ đó.”
Nghe thấy cái tên Tôn Vĩ này, Tiền Xuyến lại thấy buồn nôn, nói: “Anh ta lại làm gì?”
Nguyễn Trường Sinh đáp: “Hình như không làm nhà hàng nữa, nhưng xem ra mấy năm nay cũng kiếm được không ít, quả thật là vô cùng đắc ý. Nhưng lại ngấm ngầm hạ thấp anh một trận, bảo anh không có bản lĩnh, chỉ biết dựa vào cháu gái.”