Lăng Hào ở bên cạnh nói: “Con nhìn rất giống mẹ con.”
Hai người cùng mười bốn tuổi, khuôn mặt cùng xinh đẹp và tràn đầy sức sống.
Sau khi xem hết ảnh chụp Nhạc Nhạc nói: “Trên núi rất đẹp.”
Ngón tay Nguyễn Khê vuốt ve tấm hình, Lăng Hào nói tiếp: “Lúc con sinh ra thì những ngôi nhà trên núi đã bị phá hủy rồi, nếu không ba sẽ đưa hai đứa đến nơi ba mẹ sống, nơi đó thật sự rất đẹp.”
Mà bây giờ chỉ có thể nhìn qua ảnh chụp.
Nguyễn Khê tìm quyển album đương nhiên không chỉ vì hồi tưởng quá khứ, hay nhớ lại những ký ức thời trẻ mà là để cung cấp tư liệu liên quan cho tổ chương trình, để họ dùng dựng cảnh làm phim phóng sự.
DTV
Có lẽ bằng cách như vậy, cô mới có thể để một góc nhỏ của cuộc đời mình ở lại.
Tìm thấy album ảnh thì hai người đem về phòng, ngày hôm sau Nguyễn Khê đưa cho trợ lý, để trợ lý gửi cho tổ chương trình.
Bởi vì chỉ là những ngôi nhà đất nhỏ ở nông thôn, nên rất dễ dựng cũng không tốn quá nhiều tiền. Tổ chương trình dựng cảnh rất nhanh, tập trung dựng cảnh ở ba chỗ là tiệm may, nhà họ Nguyễn và nhà sàn.
Sau một ngày tạo cảnh thì Nguyễn Khê cũng đến xem, cô đứng trước tiệm may nhìn tấm biển gỗ được viết chữ ngoài cổng, trong phút chốc cô như bị thôi miên, có cảm giác như thể ngay khi cô mở cửa ra sẽ có một ông thợ may già ngồi may vá trong sân.
Đương nhiên lúc cô đẩy cửa ra, bên trong không có ông thợ may già, cũng không có Đại Mễ, nhưng có giàn nho và cái xích đu đã được mô phỏng lại.
Phòng ở là giả, đồ vật bên trong cũng là giả, tất cả đều được mô phỏng lại từ bức ảnh, chỉ có một thứ là thật, là đồ mà cô và ông thợ may đã từng sử dụng, đó là cái máy may cũ ở giữa nhà chính.
Bời vì là phim phóng sự cho nên phải có một câu chuyện nhất định, tổ chương trình hy vọng Nguyễn Khê có thể diễn vài cảnh trong phim. Thật ra không cần phải có hành động gì, cũng không cần lời thoại, chỉ cần có một số cảnh để nội dung phim chân thực và phong phú hơn.
Nguyễn Khê cảm thấy nếu bản thân đóng vai trẻ con 14 tuổi thì có khi sẽ ngồi bất động mất.
Sau khi suy nghĩ thì cô bàn bạc với tổ chương trình để Khả Khả diễn.
Sau khi quyết định xong thì cô may quần áo cho Khả Khả.
Từ khi rời khỏi thôn Phượng Minh, đã rất lâu rồi cô không làm kiểu quần áo như thế này.
Trong hai năm ở thôn Phượng Minh, cô thường xuyên mặc kiểu quần áo như này, cho nên cũng may cho người trong thôn kiểu quần áo như vậy.
Sau khi lên thành phố, cô thiết kế đủ loại quần áo trong hai mươi năm, nhưng cô không ngờ có một ngày bản thân lại tiếp tục cầm kéo, thước dây và phấn may, làm lại bộ quần áo có kiểu dáng vô cùng đơn giản này, chỉ cần khâu vài đường trên vải.
Nguyễn Khê may quần áo cho Khả Khả, tất cả đều dùng màu sắc và kiểu dáng cô hay mặc lúc còn trong thôn, Nguyễn Thúy Chi cũng làm một đôi giày, một đôi giày vải vuông cho Khả Khả đi, giống hệt đôi giày trước đây cô thường xuyên đeo.
Sau khi làm xong quần áo và giày, Nguyễn Khê đưa Khả Khả đến phim trường.
Mấy ngày nay trong nhà cũng không bận rộn, nên tất cả mọi người đều đến xem.
Nguyễn Khê đưa Khả Khả đi thay quần áo và giày trước, sau đó đưa cô bé đi buộc tóc.
Nhìn Khả Khả được cô tết tóc trong gương, Nguyễn Khê cười nói: “Mặc như vậy đúng là rất giống.”
Khả Khả ngoan ngoãn ngồi im, cô bé nhìn Nguyễn Khê qua gương: “Lúc mười bốn trông mẹ cũng như thế này sao?”
Nguyễn Khê gật đầu: “Đúng vậy, tất cả mọi người đều nói mẹ là cô bé xinh đẹp nhất thôn Phượng Minh.”
Khả Khả bật cười: “Vậy con cũng là cô bé xinh đẹp nhất trường học.”
Sau khi tết hai b.í.m tóc xong, Khả Khả đứng trước gương, cô bé xoay người nhìn Nguyễn Khê hỏi: “Có đẹp không ạ?”
Nguyễn Khê để hai b.í.m tóc của cô bé lên đằng trước, cô gật đầu nói: “Đẹp.”
Khả Khả xoay người sang chỗ khác nhìn bản thân ở trong gương: “Hóa ra trước đây các cô bé đều tết tóc như này.”
Nguyễn Khê trả lời: “Đúng vậy, con gái trong thôn đều tết hai b.í.m tóc như này.”
Khả Khả vuốt mái tóc của bản thân, cô bé mở miệng nói: “Cô thợ may nhỏ 14 tuổi.”
Sau khi chỉnh trang cho Khả Khả xong, Nguyễn Khê đưa cô bé cho tổ chương trình.
Nội dung phim phóng sự và kịch bản gốc Nguyễn Khê đều đã xem qua và đồng ý, nên cô cũng không quá quan tâm đến những cảnh quay này. Cô đứng cạnh Lăng Hào, cùng Lăng Hào, Nguyễn Thúy Chi và vài người khác xem Khả Khả đi đến trước máy may rồi ngồi xuống.
Lúc Khả Khả ngồi xuống nhấc chân dẫm lên bàn đạp bên dưới máy may, trong nháy mắt Nguyễn Khê ngơ ngác, thậm chí đôi mắt cũng như phủ một lớp sương mù, giống như thật sự nhìn thấy Khả Khả biến thành cô.
Biến thành cô thợ may nhỏ 14 tuổi.
Cô thợ may nhỏ ngồi trước máy may cắt những đường chỉ cuối cùng, cô đứng dậy thu dọn đồ đạc, cầm cái túi màu vàng đi ra ngoài, đi ra ngoài sân thì chào ông thợ may già đang ngồi dưới giàn nho: “Thầy ơi, con về đây!”
Ông thợ may ôm Đại Mễ ngồi trên xích đu chậm rãi nói: “Ừm, về đi.”
...
Cô đeo túi trên lưng đi đến sườn núi.
Cô thấy Lăng Hào đang ngồi trên sườn núi thì vẫy tay gọi anh: “Nhóc con!”
Cô ngồi xuống cạnh anh, lấy đường từ trong túi ra cười nói với anh: “Ăn kẹo không?”
...
Lưu Hạnh Hoa ngồi trước cửa nhà băm rau cho lợn.
Cô thấy Lưu Hạnh Hoa thì gọi bà từ phía xa: “Bà nội ơi, con về rồi đây!”
Lưu Hạnh Hoa ngẩng đầu nhìn cô cười: “Tiểu Khê đã về rồi à, cháu có đói không?”
Cô hỏi: “Ông nội đâu ạ?”
Vừa hỏi xong thì thấy Nguyễn Chí Cao khiêng cái cuốc về đến nhà, cũng nhìn cô cười: “Tiểu Khê đã về rồi đấy à.”
…
Nguyễn Trường Sinh cho cô rất nhiều đồ
Chú ấy cười nói: “Cháu gái lớn, chú năm đưa cháu đi ăn ngon.”
...
Trên bờ ruộng.
Nguyễn Khiết lấy lại rổ bông lúa trong tay cô: “Chị chơi xấu, rổ này là do em nhặt mà!”
...
Trên đường núi gập ghềnh khúc khuỷu, có những bài ca núi rừng du dương, êm ái.
Cô thợ may nhỏ theo chân ông thợ may già bước qua mùa hè xanh tươi, đi vào mùa đông tuyết trắng phủ đầy đỉnh núi, cô đi vào từng hộ gia đình, mọi người nhiệt tình chào hỏi cô: “Cô thợ may nhỏ, cô đến rồi.”
HOÀN