Tri Túc Thường Lạc

Chương 2: Đứa trẻ vốn không được yêu




Những ký ức đau khổ mà ta vẫn luôn cố quên đi, lần nữa bủa vây trong tâm trí ta.
...
Nương ta vốn là ca kỹ có tiếng của một thanh lâu nổi tiếng tại kinh thành. Bởi vì tự ti với thân phận ca kỹ, cái nghề bị người đời xem là dơ hèn, thấp kém. Bà đã quyết định bày mưu tính kế, dàn xếp kế hoạch để quyến rũ một mệnh quan triều đình thường xuyên lui tới thanh lâu.
Không lâu sau đó, liền mang thai ta.
Vị viên quan sau khi biết tin, chỉ đồng ý chuộc thân và cho bà ngân lượng để rời khỏi kinh thành.
Thế nhưng tham vọng trong bà quá lớn, không những đòi hỏi có được tự do, tiền tài mà bà còn khao khát muốn được một danh phận chính thức!
Viên quan một mực từ chối, bởi vì ông vốn là người đã thành gia lập thất, chính thê hiện còn đang mang thai.
Nếu như để lộ tin ông có gian díu ngoài luồng với ca kỹ trong lúc thê tử đang mang thai, e khó tránh khỏi những lời qua tiếng lại.
Không những thế, với thân phận quá mức đặc thù của nương ta, hoàn toàn không xứng để bước vào cửa Trương phủ.
Vốn đã lường trước được sự việc, nương liền mang đủ nhân chứng, vật chứng đã chuẩn bị đầy đủ trước đó ra. Đe doạ sẽ để bàn dân thiên hạ biết chuyện và tố cáo ông lên quan phủ.
Viên quan kia vốn đang trong thời kỳ thăng quan tiến chức, lo sợ nếu sự tình bị lộ ra ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến tiến đồ của ông ta, thế nên chỉ đành bất lực đồng ý đưa nương ta về phủ.
Vốn tưởng nắm được phần thắng trong tay, bắt đầu một cuộc sống mới, được sống một đời giàu sang phú quý. Chẳng thể ngờ, kể từ lúc bước qua cửa của Trương phủ, lại mở đầu cho chuỗi ngày bi đát của đời bà.
Trương lão thái thái sau khi biết tin thì vô cùng tức giận, liền ban lệnh cấm người hầu chớ truyền tai nhau, tuyệt đối giữ kín bí mật.
Một phần là sợ ảnh hưởng đến danh tiếng của Trương gia, một phần là lo sợ vị chính thê của viên quan kia biết tin, tâm tình không tốt mà ảnh hưởng đến hài nhi ở trong bụng nàng.
Còn về phần nương ta, sau khi Trương lão thái thái đã sắp xếp mọi việc ổn thoả, bà liền lệnh cho lính canh bắt nhốt người lại, ép bà sống tại một biệt viện cũ rách thường ít người lui tới ở trong Trương phủ.
Hằng ngày đều có lính canh thay nhau canh gác, quyết không cho nương ta rời khỏi biệt viện nửa bước.
...
Nương ta bị nhốt dài ngày trong biệt viện, hoàn cảnh thiếu thốn lại chẳng có ai bầu bạn. Tình hình sức khoẻ ngày một yếu đi dẫn đến hiện tượng sinh non.
Ta chưa đầy 8 tháng đã phải chào đời.
Sinh thần của ta, trùng hợp lại cùng ngày với sinh thần của con gái chính thất.
Ta sinh ra trong một đêm đông giá rét, khi ấy, trong vùng chỉ có một bà đỡ đẻ duy nhất.
Lúc ta chuẩn bị chào đời thì cũng là lúc vị phu nhân chính thất kia lâm bồn.
Cả Trương gia đều tất bật lo cho vị chính thất kia, mặc kệ nương ta thống khổ cầu cứu ra sao.
Trong hoàn cảnh bế tắc, người đành áp lực tự mình sinh ta ra.
Sau khi ta chào đời không lâu, Trương phu nhân cũng tức vị chính thức kia bắt đầu biết đến sự tồn tại của nương và ta.
Trước mặt mọi người, bà ta luôn cố tỏ vẻ là người thấu tình đạt lý, an phận thủ thường. Bà thậm chí còn cầu xin cho nương và ta một danh phận.
Đã không nói thì thôi, càng nói càng khiến Trương lão thái thái và vị viên quan kia thêm phần áy náy.
Thế là bọn họ trực tiếp phớt lờ bọn ta, để ta và nương tự sinh, tự diệt.
Nghe đồn, vị viên quan ấy thậm chí còn lập lời thề sẽ không bao giờ nạp thêm bất kỳ thê thiếp nào nữa.
Mỗi đời, một kiếp chỉ nhận vị kia làm chính thê. Tấm chân tình của vị quan viên kia thật kiến người ta cảm động.
À không, phải là cảm lạnh mới đúng!
Chẳng ai biết được, đằng sau sự thuỷ chung khiến vạn người ngưỡng mộ, lại là một tên quan đê hèn không có trách nhiệm với mẫu tử ta. Ngày ngày chỉ biết đến thanh lâu để hẹn gặp với kỹ nữ.
Cũng chẳng ai biết được, đằng sau sự thiện lương, tấm lòng bồ tát của vị phu nhân nào đó lại là một người tâm địa rắn rết, luôn ra sức gây khó dễ, tìm cách dồn ép nương và ta vào đường cùng.
Quả đúng thật là...
"Nồi nào úp vung nấy!"
...
Mẫu tử hai người bọn ta sống trong một biệt viện xơ xác, tiêu điều. Hè thì nóng, đông thì lạnh. Ngói vỡ, mưa dột, gió lạnh đến buốt xương.
Y phục quanh năm suốt tháng chỉ lui tới vài bộ, chất liệu thậm chí còn không bằng nha hoàn trong phủ, rách nát tả tơi.
Mỗi bữa cơm ta có, đều chỉ là cơm thừa canh cặn, thậm chí còn bị ôi thiu.
Sống trong hoàn cảnh cơ hàn là vậy, thế nhưng ta lại thích những ngày mưa.
Bởi vì chỉ khi có mưa, ta mới có nước để dùng.
...
Thần trí nương càng lúc càng trở nên bất ổn. Người thường xuyên đập phá đồ đạc, đánh mắng ta.
"Tại mày, tất cả đều tại mày. Nếu không phải do mày, tao sẽ không ra nông nỗi như ngày hôm nay..."
"Ả ta không sinh được nam hài tử, tại sao ta cũng không sinh được chứ?!"
"Nếu mày là nam nhi thì tao đã không phải cơ cực như bây giờ!"
"Tao sinh mày ra để làm cái gì?!"
"Nhanh chóng đi tìm phụ thân mày, cầu xin ông ta, xin ông ta hãy cho tao một danh phận."
Choang...
Bát cơm cuối cùng vỡ toang. Hôm nay lại phải nhịn đói nữa rồi.
"Khốn kiếp, tại sao mày không nói gì đi chứ?"
"Đúng là đồ tai tinh hại đời."
Tại sao ta lại không phản kháng ư?
Có chứ, mới đầu ta cũng khóc lóc van xin.
Lính canh bên ngoài nghe thấy cũng tiến vào giải cứu.
Thế nhưng...
Được cứu vớt một lần không đồng nghĩa sẽ được cứu vớt cả đời.
Dần dần...
Họ xem việc ta bị đánh như là một thói quen.
Ta xem việc bản thân thi thoảng được người khác cứu vớt như một loại may mắn.
Đáng buồn thay...
Thói quen thì khó bỏ, may mắn thì khó tìm.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.