Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 136: Thần Cơ Doanh




Thần Cơ Doanh
Đại Việt. Thần Cơ Doanh của Quân Khí giám, Ngày hôm nay Trịnh Cán cùng với Vương Lâm đi kiểm tra quá trình chế tạo súng trường, Hôm nay Vương lâm vào tấu trình với hắn về quá trình kinh doanh của Thương hội, về dòng tiền lưu chuyển, về cả quá trình tiến hành đổi tiền bạc trên cả nước, và cả tình hình mậu dịch với nước ngoài, Nói chung kinh tế của Đại Việt lúc này, đã chuyển mình dần từ sĩ nông công thương thành thương mại đứng hàng đầu, bắt đầu manh nha các ông chủ lớn giống như là các tập đoàn độc quyền đời sau, bộ mặt của Kinh thành thăng long và Đại Việt đã dần dần thay đổi, Khi đang báo cáo thì Quân Khí Giám báo đã đóng xong một lớp tàu chiến nữa, nên Trịnh Cán bảo Vương Lâm cùng mình đi xem luôn, đồng thời Hắn cho truyền Nguyễn Hữu Chỉnh, lúc này đã là Tòng Nhất Phẩm Hộ bộ Thượng thư, đặc tiến Vinh Lộc đại phu đi cùng, để còn xem xét về tài chính cho công tác hiện đại hóa quân đội, Lúc này tại diễn võ trường của Quân Khí Giám, Văn Như Thành và Phạm Văn Long đang giới thiệu với Trịnh Cán về số súng mới làm theo thiết kế của Phương tây, đồng thời có một số sửa đổi, quá trình nghiên cứu và chế tạo để cải tiến súng trường mặc dù có tiến bộ nhưng cũng không hề thuận lợi, do Trịnh Cán chỉ có thể nói ra khái niệm mơ hồ, thậm chí các chi tiết nhỏ như rãnh xoắn và bệ khóa nòng nên dùng cơ cấu gì để vận hành hắn đều không rõ. Mà loại súng trường cải tiến này có thể nói là hoàn toàn khác hẳn với súng trường mà quân đội trước kia vẫn thường dùng. Cho nên Văn Như Thành phụ trách chế tác cụ thể chỉ có thể trong thí nghiệm không ngừng dần dần hoàn thiện.
Do mục tiêu cải tiến của súng trường chính là cải tiến về tốc độ bắn và quá trình nạp đạn, cho nên nòng liền phải có rãnh xoắn để viên đạn có thể được gia tốc xa hơn và ổn định hơn,. Tốc độ nạp đạn cũng phải vượt qua xạ trình bình thường nhất là một nửa, như vậy mới có thể tiên phát chế nhân.
Văn Như Thành và Phạm Văn Long đã làm qua thí nghiệm liên tục trong mười năm nay, cuối cùng hai người đã sử dụng một cây kim dài và vỏ đạn giấy có hạt nổ bên trong làm cơ cấu khai hỏa; khi bắn, cây kim sẽ chọc xuyên qua phần thuốc bên trong vỏ giấy, đâm thẳng vào hạt nổ và kích nổ phần thuốc súng. Rồi sau này, vỏ đạn lại được hai lão làm bằng kim loại, với hạt nổ nằm ngay ở đáy của vỏ đạn, cho phép khai hỏa dễ dàng hơn trước rất nhiều. Nhưng lại có một vấn đề đó chính là có rất nhiều đạn thối, thông thường cứ mười viên thì có đến bốn viên là không dùng được. còn một điểm trừ nữa chính là súng này tuy đã khá hiện đại nhưng vẫn chỉ là phát một, mặc dù đã cố gắng, nhưng Quân Khí Giám vẫn không chế tạo nổi hộp tiếp đạn.
Trịnh Cán cũng không mong gì có thể làm được một khẩu liên thanh ngay, như thế này cũng đã là tốt lắm rồi, hắn cầm một khẩu súng lên, nhắm ngay bia đá bóp cò, búa đập trực tiếp vào hạt nổ Ngọn lửa theo đường ống dẫn chạy vào nòng súng, nháy mắt đốt cháy thuốc súng bên trong nòng súng, đẩy viên đạn bay ra rất nhanh.
Chỉ nghe một tiếng rầm vang lên, họng súng lóe lên ánh lửa, khói trắng toát ra, nơi xa tấm bia bị bắn trúng đá vụn bay tán loạn, uy lực quả thật không nhỏ.Trịnh Cán gật đầu:
“ Khá lắm, các ngươi không làm trẫm thất vọng”
Văn Như Thanh cùng Phạm Văn Long quỳ xuống đồng thanh hô:
“ Tạ hoàng thượng ban khen”
Trịnh Cán lại nói:
“ Các ngươi cứ tiếp tục nghiên cứu cho trẫm, cần tiền, hay nguyên liệu gì cứ nói với Bộ Hộ, Nguyễn Hữu Chỉnh, khanh cùng vương tiên sinh hãy để ý giúp trẫm”
“Vi thần tuân chỉ”

Đoàn người lại đi đến xưởng đóng tàu, cũng như nơi làm súng. Trong ngoài công trường ở cạnh bờ sông hồng , sự giới bị lúc này đúng là cực kỳ sâm nghiêm. Trên tường trại cao hơn ba trượng tràn đầy kim ngô vệ võ sĩ. Cửa lớn trước sau để ra vào công trường thì cứ cách năm ba bước lại có một trạm gác. Trừ ba ngàn Cẩm Y Vệ vốn luôn đóng ở đây ra, lại tăng thêm ba ngàn Kim Ngô Vệ do Kim Ngô Vệ Trung Lang Tướng Châu Bá cầm đầu. cộng thêm hơn một ngàn quân của Trung Thắng Phủ đã hoàn toàn phỏng tỏa cả công trường.
Không có thánh dụ của thiên tử Trịnh Cán, bất kỳ ai cũng không được phép ra vào. Người không phận sự dám tới gần công trường mười bước đều giết chết không tha!
Bên trong công trường.
Trịnh Cán cùng với bọn văn võ bá quan Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Quý Đôn, Vương Lâm, Bùi Danh Toại, đang vây quanh một chiến thuyền khổng lồ, miệng không ngừng tấm tắc bình phẩm.
Thuyền với những cột buồm cao hơn 24 mét, mạn sườn được bảo vệ bởi các lớp da bò và lưới, đáy rộng sử dụng bánh lái để điều chỉnh hướng, hai bên còn được trang bị hơn tám mươi khẩu pháo hạng nặng, mũi thuyền cao hơn đuôi để tiện việc phòng thủ. Chiếc đại hiệu này sử dụng một hệ thống cột buồm chuyển hướng bằng tời, Ngoài ra Có một loạt các loại: chiến thuyền, thuyền hai cột buồn, thuyền buồm dọc, pháo hạm và thuyền chèo, Ngô Trung đang chỉ cho Trịnh Cán và các bậc đại quan hiển quý nghe về các cải tiến của tàu chiến kiểu mới
Thứ nhất là pháo trên thuyền, với tám mươi khẩu pháo, chiếc đại hiệu này đủ khả năng làm mưa làm gió trên biển, mặc dù theo như ngô trung nói, trang bị nhiều pháo thế này sẽ khiến thủy thủ chèo thuyền giảm đi , khi cần tăng tốc xung trận sẽ không đạt hiệu quả, nhưng trịnh cán cho rằng với thế mạnh nạp đạn nhanh của loại pháo mạn mới này, việc giảm bớt số tay chèo đều không vấn đề gì. Với một khẩu pháo trong lúc cao điểm, một binh sĩ cũng có thể phát xạ. hơn nữa đây là loại pháo “khương tuyến” cho phép bắn xa gấp hai cho đến 2,5 lần loại pháo nòng trơn.. Hiển nhiên, Ngô Trung đã dốc rất nhiều tâm huyết vào việc. Thậm chí ngay cả hình trạng của đạn cũng cải tiến. tất cả mọi người ở đây từ lính đến quan ai thấy lão cũng phải cung kính hô Ngô sư phụ.
Trong ánh mắt chờ mong của thiên tử và bá quan, Ngô Trung hít sâu một hơi, giơ cao tay phải lên rồi phất xuống, quát: "Khai Hỏa!"
"xèo xèo!"
Binh sĩ giơ mồi lửa điểm hỏa
Trong sự tĩnh lặng khiến người ta ngạt thở, đột nhiên vang lên những tiếng rít chói tai, hơn hai mươi khẩu đại pháo giật mạnh, mang theo tiếng rít thê lương, nhưng viên đạn đặt trong đó đã rời khỏi nòng, bay về phía mục tiêu đã được dựng cánh đó sau đó quay cuồng ở trong không trung rồi bay về phía trước đập vào mục tiêu.
"Rầm!, Rầm, Rầm!"
Trong tiếng nổ đinh tai nhức óc, đám đạn pháo chuẩn xác bắn trúng một chiếc "thuyền bia" cỡ nhỏ mà Ngô Trung đã sai người chuẩn bị từ trước. Trong khoảnh khách đã đập nát bấy cột buồm cùng sàn thuyền của chiếc "thuyền bia" này, ván gỗ vỡ vụn và cột buồm vỡ nát bay tứ tán, trông rất hùng tráng. Văn võ bá quan đang vây quanh Trịnh Cán để quan sát đều bật tiếng hoan hô, Trịnh Cán cũng không khỏi lộ ra nét mặt mừng rỡ.
Mắt thấy thiên tử và bá quan ai ai cũng mừng ra mặt, Ngô Trung khó tránh khỏi cảm thấy đắc ý trong lòng.
Trịnh Cán ngồi trên ghế, vui vẻ nói: "Tốt lắm. Cứ như vậy, thủy quân đại việt ta sẽ là vô địch..."
...
Ngô Trung lại nói:
“ Bẩm Hoàng thượng, đây chẳng qua chỉ là Hàng mẫu, xin mời Hoàng Thượng và bá quan văn võ đến trại đóng tàu chiến của quân khí giám, nơi sản xuất hàng loạt”
“ Được Được, Trịnh Cán gật đầu
….. đại trại thủy quân…..
Tạ Bang vừa kết thúc thao luyện cho thủy quân ở xong, vừa về tới phủ tướng quân, còn chưa kịp ngồi xuống uống ngụm trà nóng thì liền có thân binh bước vào bẩm báo Hoàng thượng và các đại quan nội các đến tới thăm.
"Hoàng thượng ư?" Tạ Bang hoang mang lúc lắc đầu, cao giọng nói: "Mau chuẩn bị."
"Tuân lệnh."
Thân binh lĩnh mệnh rời đi.
Ngoài sân thao trường, Tạ Bang và đám tướng ta chạy như bay đến, quỳ một chân nói
"Chúng mạt tướng tham kiến Hoàng thượng."
"Trẫm miễn lễ, các ái khánh bình thân”
"Tạ ơn Hoàng thượng."
Đợi Trịnh Cán và bá quan ngồi xuống. Tạ Bang lúc này mới nói: "Không biết hoàng thượng đến, không kịp nghênh tiếp từ xa, mong Hoàng thượng thứ tội?"
Trịnh Cán chỉ gật đầu, Lê Quý Đôn nói: "Hôm nay hoàng thượng tới chính là muốn, xem chiến thuyền kiểu mới.".
Lúc này Tạ Bang cũng nhìn thấy Ngô Trung, hắn tươi cười,
“ Ngô sư phụ cũng có mặt thì quá tốt, hạ thần sẽ mời thánh thượng và các vị đại nhân xem bản vẽ trước rồi mới ra thao trường”
Hắn bèn ra lệnh một tiếng, thân binh của hắn liền cầm lệnh tiễn chạy như bay vào nội phủ, lát sau bọn chúng khệ nệ mang ra một cái rương sắt, Tạ bang lấy khóa trong người mở ra, rồi sai người treo một tấm bản vẽ rất lớn lên. Trịnh cán chăm chú nhìn, rõ ràng là một chiến thuyền thủy quân
Tư Tạ Bang chỉ vào bản vẽ rồi nói với Ngô Trung: "Mời Ngô Sư phụ”
Ngô Trung thi lễ với Trịnh Cán và đám quan lại rồi nói
“ Hồi bẩm Hoàng thượng và các vị đại nhân, loại chiến thuyền kiểu mới này là do bệ hạ tự mình lấy từ Tây Dương về. Sau đó do công bộ bổ sung và hoàn thiện. cộng thêm quân khí giám ngày đêm nghiên cứu cuối cùng sau hơn mười năm, hiện nay đã làm được một trăm lẻ tám chiếc."
Ngô Trung chỉ vào thứ thứ giống như là bánh xe trên bản vẽ, nói "
"Mời Hoàng thượng và các vị đại nhân xem. Đây là bánh chèo." Chiến thuyền hiện tại đều là binh sĩ dùng tay để chèo, có loại bánh chèo này, có thể dùng chân đạp. Lợi ích của việc dùng chân đạp là có thể dựa vào thể trọng của bản thân binh sĩ mà đạp, so với dùng tay chèo thì có lực hơn, lại trụ được lâu hơn, hơn nữa còn nhanh hơn. Bình thường chiến thuyền này sử dụng buồm, chỉ khi cần tăng tốc xung phong sẽ kết hợp giữa bánh chèo và tay chèo, để đạt tốc độ tốt nhất .
Ngô trung lại tiếp tục nói,.
“ hai bên mạn thuyền cũng trang bị tám mươi khẩu pháo, cùng với trên mặt thuyền có thể chứa được hai trăm binh sĩ, như vậy, một thuyền chiến kiểu này, không tính phu chèo thuyền sẽ là hai trăm tám mươi người, . Ngô Trung lại sai treo một bản khác lên
“ Hồi bẩm hoàng thượng, còn chiếc này gọi là “ Đại thức” Thuyền nhỏ và có tính cơ động cao hơn, hơn nữa nó có tốc độ rất nhanh, toàn mũi thuyền được bọn sắt, khi xung phong có thể đâm rách thuyền quân địch.”
Ngô Trung lại giở một bản khác…..
Trịnh Cán đã không còn nghe nữa, hắn đang suy nghĩ về tương lai của Hải quân. Nhà tây sơn và Nhà Nguyễn đều được lịch sử đánh giá là có lực lượng thủy quân hùng mạnh, riêng nhà Tây Sơn trong sử ghi “Lực lượng này gồm có 673 chiến hạm đủ cỡ lớn nhỏ. Trong số này, có những chiến hạm lớn trang bị súng đại bác và thủy thủ đoàn nhiều hơn cả những chiến hạm lớn nhất kiểu Tây phương mà quân Nguyễn có. Chaigneau, Barizy là những sĩ quan Pháp từng trực tiếp giáp mặt với quân thủy Tây Sơn đã phải thừa nhận sự tồn tại ngoài trí tưởng tượng của những chiến hạm Tây Sơn, trang bị tới 50-60 khẩu đại bác hạng nặng.
Chính sử nhà Nguyễn gọi đó là loại thuyền “Đại hiệu”. Sách Hoàng Lê nhất thống chí mô tả thuyền “Đại hiệu” như một pháo đài di động, trên “lập chòi gát, đặt súng lớn”. Còn Thủy quân Nhà Nguyễn Trong du ký A voyage to Cochinchina in the years 1792 - 1793 (Một chuyến du hành tới Nam Hà trong các năm 1792 - 1793), John Barrow kể rằng: “Ông (Nguyễn Ánh ) đặc biệt lưu ý về những gì liên quan đến kỹ thuật hàng hải và kỹ nghệ đóng tàu... Để nắm vững kiến thức về thực hành cũng như lý thuyết của kỹ thuật đóng tàu châu Âu, ông đã mua một chiếc tàu Bồ Đào Nha với mục đích chỉ để tháo ra từng bộ phận, từng tấm ván một, rồi tự tay lắp vào một tấm ván mới có hình dáng và kích thước tương tự cái cũ mà ông đã tháo ra, cho tới khi mọi thanh sàn tàu, xà ngang tàu, thanh gỗ khớp nối được thay thế bằng những cái mới, và như vậy con tàu hoàn toàn đổi mới... điều này khiến Trịnh Cán đánh giá Nguyễn Anh là một nhân vật nguy hiểm, tầm nhìn xa xôi của Nguyễn Anh là không thể xem thường. Nếu không thể tiêu diệt thủy quân của Nguyễn và Tây Sơn thì đừng có nói chuyện cái gì mà nhất thống thiên hạ
Cho nên, muốn bình định hai nước này thì chỉ có thể tiêu diệt thủy quân của chúng
Mà muốn diệt thủy quân của chúng, chỉ bằng thủy quân của cũ thì còn lâu mới đủ. Thủy quân ít được họ Trịnh chú ý Cho nên, Trịnh Cán nhất định phải dùng đường tắt để bù đắp sự chênh lệch về lực lượng. Cho nên Trịnh cán mới quan tâm, mới nghĩ tới việc cải tiến súng trường và chiến thuyền thủy quân. Song súng trường và chiến thuyền sau khi được cải tiến liệu có thật sự phát huy được tác dụng nên có hay không?
Trịnh cán và bá quan đã ra thao trường trên sông.
Rất nhiều chiến thuyền đang bỏ neo trên mặt nước.
Đám chiến thuyền này nhìn khác xa những chiến thuyền mà bá quan thường thấy nhưng nhìn từ chính diện thì lộ ra có chút quỷ dị.
Từ chính diện mà nhìn, kết cấu phần trên của chiếc chiến thuyền này liền thành một thể, mà phần dưới thì lạị tách ra. Hai bên trái phải thân thuyền đều được thiết kế có hạm thủ sắc bén. Trên hạm thủ thì lắp dặt hai hàng chàng chùy. Nhìn từ xa giống như một con cá lớn dữ tợn đáng sợ, đang há cái miệng to như máu, lộ ra hai hàm răng sắc nhọn.
Trên thực tế, ở dưới mặt nước còn ẩn giấu hai hàng chàng chùy to và dài hơn, hai hàng chàng chùy này mới là đòn sát thủ chân chính của chiến thuyền. khi giáp lá cà
Trên một chiếc lâu thuyền năm tầng cách đó không xa, Trịnh cán dưới sự vây quanh của mấy chục tướng lĩnh thủy quân đang đứng nghiêm.
Thấy hai mươi máy chiếc tàu chiến thuyền đã chuẩn bị xong xuôi, Tạ Bang mới hạ lệnh: "Bắt đầu đi!"
Tướng lĩnh thủy quân đứng ở bên cạnh Tạ Bang lập tức giơ một chiếc tam giác lệnh kỳ màu đỏ lên, dùng lực phất về phía trước. Trong nháy mắt, tiếng kèn lệnh thê lương và tiếng trống trận sục sôi vang vọng. Trong tiếng trống trận khiến người ta nhiệt huyết sôi trào, từng chiếc từng chiếc mái chèo từ trong lỗ chèo của chiếc tàu chiến thò ra, bắt đầu chèo điên cuồng, tần xuất rẽ nước rõ ràng với tốc độ chạy nước rút.
Trong tiếng mái chèo rẽ nước điên cuồng, , bắt đầu tăng tốc. Tướng lĩnh thủy quân ở phía sau nhao nhao lớn tiếng hoan hô, ai ai cũng vỗ tay. Khi tướng lĩnh thủy quân đang không ngừng hoan hô thì tàu chiến này đang nhanh chóng lướt về phía trước đã nặng nề va chạm với một chiến thuyền dùng để làm bia đang bỏ neo nằm ngang.
Chỉ nghe thấy rầm một tiếng, trên mạn huyền của chiếc thuyền làm bia đã bị hai hàng chàng chùy sắc bén đập ra mấy chục cái lỗ, lực va chạm khổng lồ khiến thân của chiếc chiến thuyền kiểu mới dừng lại, thế nhưng nhờ bánh răng chèo, , thân thuyền vừa dừng lại rất nhanh liền bắt đầu lui ra sau. Chàng chùy khổng lồ được rút ra, nước sông băng lãnh nhanh chóng từ lỗ thủng tràn vào trong khoang thuyền của chiếc thuyền làm bia.
Không tới một thoáng, chiếc thuyền dùng làm bia liền chìm vào đáy sông. Tạ Bang lại giờ cờ lên, Một chiếc tàu chiến kiểu mới đi đầu, nhanh chóng có ba tên lực sĩ chạy ra, ôm ba mỏ neo đồng loạt ném xuống đất, dưới sức nặng của mỏ neo và quán tính của còn tàu, con tàu đang đi thẳng bỗng đứng khựng lại rồi từ từ quay ngang ra, tên hiệu úy trên tàu gào lên,
“ Khai hỏa”
“Ầm!, Ầm!, Ầm!,”
Vô số tiếng nổ vang lên mặt sông rung chuyển, con tàu dùng làm bia, bị bắt nát thành từng mảnh nhỏ,
……..
Văn vó bá quan của Đại Việt may mắn được chứng kiến cảnh này bắt đầu nhao nhao ca tụng công đức, giống như là có súng trường sắc bén, Thuyền mạnh pháo to,. Tây Sơn hay là Nhà Nguyễn ở phương nam đã không còn đáng lo, nhấc tay một cái là diệt được. Song, Trịnh cán thân là người thống trị tối cao của Đại Việt lại không dám lơ là chút nào. Nếu dễ đánh như vậy thì đã không có chuyện để bàn, hắn liền quay sang Tạ Bang hỏi
“Tạ Bang, việc trước đây trẫm giao cho khanh thế nào rồi”
Tạ Bang liền đáp:
“ Hồi bẩm hoàng thượng hạ thần đã cho thiết lập Hàng Hải Doanh. tập trung quanh mình nhiều nhà đi biển và các học giả uyên thâm để ghi chép tất cả các yếu tố về biển cả, về gió, thủy triều, các dòng nước, bản đồ và cả về các miền đất xa xôi. Thể theo thánh ý của Hoàng thượng lại phái các con tầu thám hiểm đi về phương nam và phương tây để tìm kiếm các miền đất lạ. hiện nay cũng đã có kết quả, Hồi bẩm Thánh Thượng, chúng ta đã cử tàu đi phương tây, những thứ Thánh Thượng dặn phải lưu ý, hạ thần cũng đã dặn dò anh em lưu tâm hết rồi ạ”.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.