Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 150: Lê Quế Lâm




* Lê Quế Lâm*
Ngoài cải cách, thể chế, mấy tháng nay, Nguyễn Anh cũng đặc biệt ra sức chiêu mộ nhân tài, cũng đã khảo thí chọn ra được một số người, nhưng tên thư sinh hôm nay mới thực sự khiến Nguyễn Anh để ý.sáng ngày khi hắn ngủ dậy, một viên thái giám đã vào nói nhỏ vào tai hắn, đồng thời dâng lên một bản tấu. Sau khi Nguyễn Anh đọc xong thì vội vang đứng dậy, nói với tên thái giám,
“ Mau truyền hắn vào gặp trẫm”
Vào cung diện kiến thánh thượng không phải là nói gặp là gặp, ở giữa còn phải chú trọng nhiều thứ. Một trong những điểm quan trọng là học tập lễ nghi. do quan viên lễ bộ giảng dạy, nên nói gì. nên hành lễ gì, đều được trình bày rõ ràng, nếu là dân thường hoặc binh sĩ không chức tước, còn phải ban thưởng 1 bộ áo trắng, mặc bộ áo trắng vào sau đó mới được cẩn kiến, cuối cùng phải tắm gội xông hương, đêm hôm đó phải ở lại trong cung, để phòng ngày thứ hai đi trễ hoặc vắng mặt.
Hôm trước Nguyễn Anh tuyên triệu thì hôm sau kẻ dâng bản tấu sớ kia mới tới, hắn là một thanh niên, chừng ba mươi tuổi, toàn thân mặc áo tía, ngũ quan cân đối, hắn quỳ xuống hô lớn:
“Thảo dân Lê Quế Lâm, tham kiến Hoàng thượng, hoàng thượng vạn tuế vạn tuế vạn vạn tuế”
Ngồi trên bảo tọa chín tầng Nguyễn Anh nói:
- Trẫm miễn lễ, vừa rồi trong bản tấu ngươi nói là Đại Nam ta nên làm theo Đại Việt, tổ chức kỳ thi quốc gia sao?
Lê Quế Lâm, vẫn quỳ dưới đất nói:
“- Nếu chỉ cần tụ tập anh tài thiên hạ, Hoàng thượng cần gì phải làm theo ai cho hổ thẹn?
Hắn dừng một chút, lại nói:
- Bất quá theo ngu ý của thảo dân nghĩ rằng bất kể là nước nào, thực ra việc khẩn cấp trước mắt đều không phải là tổ chức kỳ thi quốc gia để thu hút nhân tài trong thiên hạ mà chính là phải tiến hành cải cách, tích lũy từng chút một tài lực cũng như vật lực tạo thành thực lực của một nước để chuẩn bị chiến tranh.
Nguyễn Anh trong lòng mừng thầm, , mục đích của hắn cũng chỉ vì thăm dò nội tình của Lê Quế Lâm, xem hắn thật sự có thực học hay không, rốt cục là có đáng giá hay không:
- Ngươi hãy nói để trẫm nghe, dù nói gì trẫm cũng không trách tội.
Lê Quế Lâm lại nói:
“- Thiên hạ ngày nay, Hoàng thượng mặc dù đức cao vọng trọng, trấn áp các nơi, nhưng mà bởi vì nước Việt chưa diệt, vả lại đang ở thế giằng co, dĩ nhiên trở thành kết cục đã định. Tuy vậy thế cục ấy có lẽ là sẽ không lâu lắm, ngắn thì hai mươi năm, lâu là năm mươi năm, thiên hạ cũng vẫn Nguyễn Anh nhẹ nhàng vuốt cằm, Lê Quế Lâm giải thích lúc này thật sự là tình cờ trùng hợp với ý của hắn.
Dừng một chút, Lê Quế Lâm lại nói:
- Thảo dân đã từng đi qua Đại Việt, Tây Sơn, Nam Bàn, Chân Lập, phát hiện các nước kiên quyết cải cách cho mạnh lên, Hoàng thượng nếu như bảo thủ thì chẳng khác gì đi ngược dòng nước, không tiến ắt sẽ lùi, sớm muộn gì cũng sẽ bị các nước Bắc Hà tiêu diệt.
Lê Quế Lâm nói những lời này cực kỳ thẳng thắn, nếu đổi lại không phải Nguyễn Anh ở đây, chỉ sợ sẽ rút kiếm chém ngay tại chỗ. Nhưng Nguyễn Anh chính là một vị cua đầu triều, hùng tài đại lược, chí ít hắn còn biết nge lời phải
Nguyễn Anh nghe xong trong lòng cũng chấn động, Lê Quế Lâm này không chỉ có sự can đảm và hiểu biết hơn người, những lời nhận xét này cũng có chỗ độc đáo, nếu lấy sự can đảm, hiểu biết kia cùng với lời nhận xét ấy mà nói có thể khẳng định người này là một nhân tài.
Hơn nữa, Lê Quế Lâm này kiến thức chắc là không chỉ có bấy nhiêu, nếu hắn đã dám dõng dạc đề cập việc nước Đại Nam của lão cũng cần cải cách, điều này đã nói lên trong lòng hắn có lẽ là đã suy tính đầy đủ phương án cải cách, không biết là phương pháp cải cách ấy như thế nào? Đơn giản chỉ là mô phỏng theo phương pháp của nước Việt hay là có sáng kiến gì khác?
Sửa lại tư thế ngồi trên ngai vàng, Nguyễn Anh dợm hỏi
- Vậy ngươi cho cho rằng Đại Nam của trẫm phải tiến hành cải cách như thế nào?
Nhưng tên Lê Quế Lâm này quả thực gan lớn bằng trời, không trả lời ngay vấn đề của Nguyễn Anh mà hỏi ngược lại:
- Dám hỏi Hoàng thượng hiện tại nước Đại Nam ta thiếu thốn nhất là cái gì?
Nguyễn Anh trầm ngâm một lát mới nói:
- Trước mắt nước ta thiếu tiền, thiếu lương thực lại thêm thiếu tráng đinh. Nhưng mà suy cho cùng vẫn là thiếu nhân khẩu! Chỉ cần nhân khẩu đông đúc, thuế ruộng, thuế phú (thuế theo đầu người) tự nhiên cũng sẽ dồi dào, việc chiêu mộ tráng đinh nhập ngũ cũng sẽ không thiếu.
Lê Quế Lâm lại nói:
- Cho nên, nếu muốn cho dân giàu nước mạnh, các biện pháp như là thi hành luật nhập hộ khẩu toàn dân, thu thuế ruộng đều là cách thức trị phần ngọn, chỉ có khuyến khích việc sinh con, tích tụ nhân khẩu mới là biện pháp giải quyết tận gốc. Nước Đại Nam nếu như tiến hành cải cách việc sinh đẻ thì có thể coi đây là một bước đột phá về vấn đề nhân khẩu!
Nguyễn Anh trầm ngâm nói:
- Khuyến khích sinh con, tích tụ nhân khẩu?
- Đúng, thưởng cho việc sinh đẻ để tích tụ nhân khẩu
Lê Quế Lâm ,lại nói:
- Tuy nhiên, theo tình hình hiện giờ, nước Đại Nam ta nếu muốn thật sự làm chuyện này cũng không dễ dàng.
Nguyễn Anh nhẹ nhàng vuốt cằm, nói:
- Tại sao lại nói như vậy.
Lê Quế Lâm, lại nói:
- Hiện nay ở cảnh nội Đại Nam, phần lớn ruộng đất đều do các cường hào, phú hộ nắm giữ trong tay, còn đại đa số dân chúng đều là tá điền của bọn họ, thật sự có rất ít nông dân có được ruộng đất, hơn nữa số ruộng đất của họ cũng cực kỳ ít ỏi, những tá điền, nông dân này lại phải gánh vác toàn bộ việc quân dịch (bắt làm việc quân), nộp thuế đầu người cùng với thuế ruộng.
Nguyễn Anh yên lặng gật đầu, những điều Lê Quế Lâm nói đều là sự thật. Đất nước của hắn đất đai ngàn dặm, ruộng tốt có hơn một triệu khoảnh nhưng lại có hơn một nửa nằm ở trong tay các đại thế gia cùng với các cường hào lớn nhỏ, còn không đến một nửa đất ruộng mới thuộc về nông dân, mà số không đến một nửa này lại phải gánh vác toàn bộ thuế ruộng của nước Đại Nam!
Các tá điền của các phú hộ, cường hào và các nông dân này, ngoại trừ phải gánh vác thuế ruộng khổng lồ ra, còn phải gánh vác việc quân dịch của quốc gia, đi lính, nộp thuế đầu người, những gánh vác này quả là không thể không nặng
Lê Quế Lâm cúi sát đầu xuống đất nói:
“- Hoàng thượng anh minh, người nghĩ xem, nông dân có rất ít đất canh tác, ngoại trừ phải nuôi sống vợ con ra còn phải nộp thuế ruộng, thuế đầu người, lại còn phải đi quân dịch, đi lính. Như vậy với tình hình này, nếu như tướng quốc khuyến khích việc sinh con bọn họ dám sinh sao, cần phải biết nếu sinh thêm một đứa con sẽ phải nộp thuế thêm một phần nữa!”
Nguyễn Anh nghe vậy im lặng, với tình hình này, bá tính bình dân quả thật không dám sinh nhiều bởi vì bọn họ căn bản nuôi không nổi.
Lê Quế Lâm giọng điệu chậm rãi nói:
- Người đời chỉ biết chiến tranh là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tổn hao nhân khẩu. Không ai nghĩ rằng việc quân dịch nặng nề, thuế đầu người cùng với thuế ruộng mới là yếu tố chủ yếu kìm hãm sự tăng trưởng nhân khẩu
Dừng một chút, Lê Quế Lâm lại nói:
- Cho nên, nước ta nếu muốn có được càng nhiều nhân khẩu, càng nhiều nguồn thuế, nguồn mộ lính, nhất định phải "cùng quân dịch, bình tính thuế, như Đại Việt”
Nguyễn Anh, trầm giọng nói:
- Lời này giải thích như thế nào.
Lê Quế Lâm nói:
- Cái này chính là tính mọi loại thuế vào thuế đất,
Nguyễn Anh lắc đầu
- Thuế đầu người chính là nguồn thuế lớn nhất của quốc khố, nếu đột nhiên huỷ bỏ, chẳng phải khiến quốc khố túng quẫn?
Lê Quế Lâm gật đầu, lại nói:
- Xin hỏi, hiện giờ Đại Nam tổng cộng có bao nhiêu nhân khẩu?
Nguyễn Anh không cần nghĩ ngợi nói:
- Hiện giờ tổng cộng Đại Nam ta có hơn bảy triệu nhân khẩu.
Lê Quế Lâm laị nói:
“- Vậy lấy bảy triệu nhân khẩu làm một định mức, sau đó đem bảy triệu nhân khẩu này ứng với việc nộp thuế đầu người quy ra thành tiền, tính cả tiền quân dịch đã quy đổi thành tiền trong tiền thuế ruộng, xem là như nhau rồi tính xem số tiền thuế ruộng mới đạt ở mức nào, đồng thời quy định bất kể phú hộ hay cường hào, nếu như làm ruộng đều phải nạp thuế, như thế, so với việc thu thuế đầu người, thuế này sẽ tiện lợi hơn nhiều, ruộng nhiều đóng nhiều, ruộng ít đóng ít. Không một ai chạy nổi.”
Nguyễn Anh không giấu được vẻ ngạc nhiên, nói:
- Ngươi nói là đem việc quân dịch, thuế đầu người đều quy ra trong tiền thuế ruộng?
Lê Quế Lâm, nói:
“- Hồi bẩm Hoàng thượng, Đúng là thiển ý của thảo dân như vậy, đem quân dịch, thuế đầu người quy ra trong tiến thuế ruộng. Lãnh thổ Đại Nam ta có bao nhiêu đất vườn sẽ có bấy nhiêu nguồn thuế, quốc khố thu vào nhiều hay ít từ nay về sau chỉ có liên quan tới đất vườn nhiều hay ít, việc nhân khẩu nhiều hay ít cũng không có gì liên hệ, cứ như vậy, yếu tố hạn chế việc tăng trưởng nhân khẩu cũng sẽ không tồn tại.bình dân sẽ yên tâm sinh đẻ và nuôi con, nhân khẩu ngày càng nhiều thì tất nhiên phải khai khẩn càng nhiều đất ruộng để nuôi sống người nhà, kể từ đó, diện tích đất trồng của nước ta sẽ ngày một tăng, nguồn thuế của nước ta cũng sẽ tăng theo, vòng tuần hoàn này sẽ lặp đi lặp lại.”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.