Trịnh Nguyễn Tranh Hùng

Chương 58: Nam Chinh Bắc Chiến




Xin lỗi các thím em nghỉ tết hơi lâu, sau này nhất định sẽ ra đều phục vụ các thím, mong các thím ủng hộ hơn nữa, và bảo vệ em nếu có ai đó coppy mà không ghi nguồn, em xin chân thành cảm ơn- Phạm Vũ Huy.
…………….
Nam Chinh Bắc Chiến
Năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi mốt là một niên đại không tầm thường chút nào.
Mùa xuân năm đó, nước Bắc Đại Việt dưới sự trị vì của Hoàng Đế Lê Hiển Tông và sự cầm Quyền của Đoan Nam Vương Trịnh Tông lần đầu tiên trưng tập hơn hai mươi vạn bộ binh cộng thêm từng đó dân phu bắc chinh Quảng Tây, trải qua hơn một tháng chiến đấu rốt cuộc đã đuổi được người Mãn Thanh, một lần nữa đoạt lại đất đai mênh mông dồi dào đã đánh mất vào tay Đại Thanh trước đó, không những thế, Nguyễn Khắc Tuân còn thừa thắng xông lên đánh chiếm và cướp phá Thành Sùng Tả, Long Châu, Ninh Minh, Hoàn toàn làm chủ bờ nam sông Châu Giang. Lãnh thổ bắc đại việt đã mở rộng gấp rưỡi.
Trong lúc Trịnh Tông đang mải mê ấn định sự cai trị lên dân chúng của vùng đất mới. thì ở Nam Đại Việt, Trịnh Cán đột nhiên phát binh tập kích bất ngờ Thành Hải Vân. Bởi phòng giữ quân Tây Sơn suy nhược, hơn nữa Trịnh Cán lại có hậu chiêu, quân Nam Đại Việt thế như chẻ tre trong thời gian ngắn ngủi liền hạ được hải Vân Quan, kiểm soát toàn bộ xứ Quảng Nam. Quân tây sơn do Lưu Thủ Nghĩa chỉ huy phải lui giữ Quảng Ngãi, đợi thành Đồ Bàn phái quân cứu viện.
Tuy nhiên, ngay lúc quân Tây Sơn định tập kết ra phía Bắc chuẩn bị bất ngờ đánh chiếm Quảng Nam thì Nguyễn Nhạc nhận được tin Nguyễn Ánh đã thành công xin Xiêm La cứu viện, Vua Thái Lan Rama I (1) sai cháu là Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy một đội chiến thuyền và 20.000 quân, với lệnh là tấn công và tái chiếm – không được thất bại – lãnh thổ Saigon cho Ong Chiang Su(2). Vua Rama I cũng cho phép đích thân Ong Chiang Su đi theo với đoàn quân. Một toán quân đường bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy được lệnh tiến theo đường Cam Bốt (3) và điều động thêm một đoàn quân Cao Miên. Chaophraya Aphaiphubet tuyển thêm một lực lượng 10.000 quân Cam Bốt để đi cùng quân Thái.
Lúc này Vương Triều Tây Sơn đã lâm vào cảnh tam đầu thọ nạn
Ngồi trong Vương Cung tại Kinh thành Đồ Bàn, Nguyễn Nhạc đang chau mày nghe Đại đô đốc Vũ Văn Dũng báo cáo:
Hồi bẩm Hoàng Thượng, theo thám báo báo lại, Châu Văn Tiếp (4) đã thành công xin Rama I cứu viện. lực lượng bản bộ của quân Xiêm ít nhất cũng hơn ba vạn người bao gồm 10.000 quân đi theo đường thủy và trên dưới 1 vạn đi theo đường bộ. bọn chúng còn được tăng viện bởi quân Việt (cánh quân thủy) và quân Chân Lạp (cánh quân bộ). Cánh quân bộ do Phraya Wichinarong chỉ huy, được tăng viện bởi quân Chân Lạp gồm 10.000 quân của Chao Phraya Abhaya Bhubet một người Chân Lạp làm quan cho Xiêm và 2 cánh quân của Phraya Rachasetthi và Phraya Thatsada . Cánh quân thủy do Chaofa Kromluang Thepharirak chỉ huy, được tăng viện bởi quân bản bộ của chúa Nguyễn đi từ Xiêm La về cộng với các cánh quân khác nằm sẵn trong nước. Ước tính lực lượng liên quân Xiêm - Nguyễn - Chân Lạp có quân số khoảng hơn 10 vạn
Nguyễn Nhạc nhìn lên bản đồ trước mặt trầm giọng nói:
- Mười vạn quâm cũng chưa tính là nhiều, Tây SƠn ta từ khi lập quốc trải qua trăm trận lớn nhỏ, mười vạn quân của bọn chúng thì tính là gì, thế nhưng hiềm một nỗi, Thằng nhãi con Trịnh Cán đã án ngữ tại Quảng Nam, hắn có thể nhân cơ hội ta xung đột với Xiêm La mà thừa nước đục thả câu đánh chiếm Quảng Ngãi hay không?
Việc này còn phải bàn luận cho kỹ,
Vũ Văn Dũng lại nói:
- Hoàng thượng, nếu không triệu tập quân của Long Hổ tướng quân từ Quảng Ngãi về, mà người Hoa trong nước chưa giải quyết được. cho dù Chính quyền trung ương đang mạnh, thế nhưng sợ rằng không chống nổi liên quân của Xiêm La
Nguyễn Nhạc gõ gõ tay lên mặt bàn rồi nói:
- Mau triệu tập bá quan văn võ, trẫm có chuyện đại sự cần thương nghị.
……………
Nam Đại Việt dưới sự trị vì của Trịnh Cán, ngày càng phát triển, Dân chúng an cư lạc nghiệp, ai ai cũng có của ăn của để, đời sống của bách tính đã khá hơn rất nhiều. Trịnh cán lại thủ tiêu phong đất, lại đem thực ấp của quý tộc quy ra thành thuế ruộng do quốc khố thống nhất cấp cho, trên căn bản ngăn chặn quốc gia vì nguyên nhân phân phong mà dẫn đến khả năng phân liệt, dựa theo chế độ hiện tại, quý tộc huân thích tuy nhiều, nhưng trong tay bọn họ không đất đai, quân đội, mà không có những thứ đó thì lấy gì tạo phản? - Phạm Vũ Huy đăng trên yy/com
Hơn nưã, chính sách mới ưu tiên phổ biến phát triển công thương nghiệp của Nam Đại Việt đã giảm bớt rất nhiều hiện tượng thôn tính đất đai. Từ đó, địa chủ không phải là con đường duy nhất làm giàu nữa, ta không có ruộng thì ta đi buôn bán, ta không buốn bán được thì làm thuê cho các ông chủ lớn, nói chúng bách tính và người dân có rất nhiều lựa chọn, không nhất thiết phải thôn tính đất đai, làm địa chủ hay tá điền.

Nhìn chung lịch sử từ trước đến này các vương triều phong kiến từ tây sang đông, ngoại trừ một số vương triều bị mất do ngoại tộc xâm lấn ra, còn lại vương triều nào đi nữa cũng đều mất bởi thôn tính đất đai dẫn đến bạo dân nảy sinh phản kháng. Đơn cử như đế quốc Đại Hán, Đai Minh, Mãn Châu chiếm được trung nguyên cũng chính là do nắm cơ hội bạo dân phản loạn, Đại Việt từ xưa đến nay cũng vậy, tất cả đều do thâu tóm đất đai, dẫn đến, bạo dân làm loạn.
Trịnh Cán là người thời đại sau này, hắn biết rõ muốn đất đai thôn tính không nghiêm trọng chỉ có cách phát triển công thương nghiệp. khi thương mại phát triển sẽ thôn tính một lượng lớn vốn lưu động hơn nữa không cần phải cố sức tích trữ dấtđai để trở nên giàu có,.
Trịnh Cán hiện tại chính là muốn làm cho thương nghiệp trong nước bừng bừng phát triển, hình thành nên một tầng lớp giàu có mà không nhờ đất đai, như vậy, bách tính sẽ dễ thở hơn rất nhiều, chí ít, ai ai cũng có thể có một mảnh ruộng của cá nhân.
Sau hơn một năm thực thi luật đất đai, luật cư trú, cùng với thu thuế thương mại từ một quốc gia nghèo nàn, Nam Đại Việt đã trở thành một nước có tiềm lực kinh tế lớn mạnh, quan niệm sĩ, nông, công, thương, hạ thấp địa bị của thương nhân đã dần dần bị bác bỏ. Các thương nhân tại Nam Đại Việt nghênh đón một thời kỳ hoàng kim chưa từng có!
Trên đường cái của Kinh thành Thăng Long hiện nay, đám đông rộn ràng, tiếng rao hàng huyên náo, ngước nhìn lên cửa hàng, biển hiệu san sát nối tiếp nhau, kỳ xá, tiệm cơm thậm chí là kỹ viện. mọc lên khắp nơi, Trịnh Cán rất muốn cấm tiệt cái kỹ viện này, nhưng mà ở thời kỳ mà đàn ông năm thê bảy thiếp này, muốn cấm còn khó hơn lên trời, cuối cùng hắn đành mặc kệ, kinh thành Thăng Long so với trước kia thật quá phồn hoa, quá náo nhiệt.
Đám thương nhân cũng vô cùng nhanh nhạy. từ khi thương mại mở ra, triều đình thậm chí còn cho buốn bán cả với nước ngoài, xây dựng cửa khẩu. có thể nói là đã ưu ái đám thương nhân đến cực độ
Đám thương nhân nhanh chóng mở rộng kinh doanh, có kẻ buôn tơ lụa, có kẻ bán rượu, thậm chí có kẻ còn mở cả kỹ viện, tiền kiếm được nhiều hơn trước không chỉ gấp hai lần
………….
Điện Cần Chánh, Tử Cấm Thành trong kinh thành thăng long
Trịnh Cán đang ngồi trên long ỷ, toàn thân mặc áo bào tía, tuy hắn đã là người cầm quyền lớn nhất Nam Đại Việt, nhưng hắn vẫn chưa xưng đế, mà vẫn chỉ là vương, hắn cũng cẩn thận tránh dùng đồ màu vàng, lúc này chưa phải lúc xưng đế. Ngồi trước văn võ bá quan, gương mặt non nớt của hắn khi ẩn khi hiện vẻ nghiêm nghị, cùng với quyết đoán, vẻ mặt lẽ ra không nên xuất hiện ở một đứa bé năm tuổi. ngày hôm nay chính là buổi đại triều, việc chính, chính là phong thương cho đám người Ngyễn Hữu Chỉnh, ngoài một phần tướng lĩnh đang chanh giữ Quảng Nam, còn lại các vị tướng lĩnh tham gia trận đánh đều có mặt.
Đầu tiên Trịnh Cán hỏi Lê Quý Đôn
- Lê ái khanh, tiền thưởng cho tướng sĩ có công đã cấp hết chưa?
Lần này Nam đại Việt gây chiến, xuất động hàng vạn quân cùng đánh lớn với quân Tây Sơn, cái giá phải trả thê thảm và nghiêm trọng, trước cửa Hải Vân quan đã thương vong năm vạn người nhưng thu hoạch cũng vô cùng đáng giá, quân Nam Đại Việt đã nắm giữ hoàn toàn Quảng Nam, mảnh đất có đèo Hải Vân, cửa ải tự nhiên ngăn giữa hai miền nam bắc, nơi này chính là mảnh đất phòng thủ cho Thuận Hóa làm bàn đạp cho chiến tranh tiêu diệt Tây Sơn sau này
Hiện tại, diện tích quốc thổ của Nam Đại Việt đã gia tăng một chút, nhân khẩu cũng theo đó mà tăng lên
Lê Quý Đôn chắp tay, nói:
- Hồi bẩm Vương thượng, toàn bộ đã cấp xong.
lão thở một hơi dài, số tiền bỏ ra lần này không hề ít chút nào, cơ hồ đã là một nửa quốc khố, Dựa theo chỉ dụ của Trịnh Cán, mỗi một tướng sĩ xuất chinh tiền thưởng mười đồng tiền vàng, tính thêm các chiến công khác thì thêm tiền thưởng vào!
Hạch toán xuống tham gia chiến dịch đánh chiếm Quảng Nam có tất cả gần hai mươi vạn quân tham gia chiến đấu Còn trợ cấp cho tướng sĩ bỏ mình hơn hai vạn người mỗi người một trăm tiền vàng, tính đã hơn hai triệu đồng tiền vàng.
Hay thật, Lê Quý Đôn đau lòng nghĩ vương thượng không đi chợ sao biết giá gạo củi. chỉ một câu nói, tiền trong quốc khô đã vơi đi một nửa.
Trịnh Cán liếc mắt đã biết Lê Quý Đôni nghĩ gì, hắn cười ha ha rồi nói:

- Lê Ái khanh, đừng nhìn quốc khố vơi mà đau lòng, ngươi phải biết rằng, tiền này là cấp cho tướng sĩ có công, dù có làm gì cuối cùng nó lại lọt vào đây mà thôi.
Lê Quý Đôn tuy tài giỏi, nhưng mà lại bị hạn chế bởi tư duy thời đại, thế nhưng Trịnh Cán lại biết rõ, đám tướng sĩ có công này cầm tiền rồi thì sẽ làm gì, không đánh bạc thì cũng chơi gái, thế mà triều đình hiện này lại đánh thuế thương mại, cuối cùng thì ngoài một phần chảy vào túi dân chúng, còn lại theo thuế lại chảy vào quốc khố.
Cho nên nói, quốc khố cấp ra hai triệu tiền vàng cho tướng sĩ có công hoặc cho người nhà các tướng sĩ bỏ mình sẽ đem công thương nghiệp Đại Việt rộng lớn phát triển, càng phát triển thì tiền tiêu càng nhiều, tiền tiêu nhiều thì thương nghiệp càng phát triển, mà thương nghiệp phát triển thuế lại thu được nhiều hơn.
Nghĩ mà xem, tướng sĩ có công sau khi đến lĩnh tiền thưởng chắc chắn sẽ tận tình hưởng lạc, ăn mừng khắp nơi, tìm những bạn bè cũ thân thiết đến tiệm uống rượu chè chén. Sau đó, các tướng sĩ chắc chắn sẽ xây cho mình nơi ở thật lớn, mua sắm đồ dùng và trang phục cho vợ con người thân của mình. Các ngành ủ rượu, dệt, xây dựng, sản xuất phát triển kéo theo việc gieo trồng bông cùng với ngành sản xuất, kiến trúc trở nên hưng thịnh, quan trọng nhất là, tất cả những ngành đó phát triển lại kéo theo ngành vận tải phát triển. Đến lúc đó, xe to xe nhỏ, ngành thuyền ra đời và phát triển. Hơn nữa ngành xe, thuyền, hàng năm cũng phải cung cấp lượng tiền vàng lớn cho quốc khố!. Tất nhiên đó là hắn đọc qua sách, nhưng Trịnh Cán nghĩ rằng thực tế cũng sẽ không khác xa lắm.
Lê Quý Đôn chỗ hiểu chỗ không, lão lại chắp tay nói:
- Vương thượng anh minh, hạ thần đã hiểu
Trịnh cán cười,:
- Hiểu là tốt, mà chưa hiểu cũng không sao, sau này khanh sẽ thấy.
Trịnh Cán lại hỏi
- Hoàng Đình Bảo, việc quả nhân giao cho khanh làm đến đâu rồi
Đại chiến lần này, quân sĩ thiệt mạng khá nhiều cần phải bổ sung. Hơn nữa theo thực lực tăng trưởng cùng với diện tích quốc thổ tăng mạnh, việc mở rộng quân đội đã là điều tất yếu.
Hoàng Đình Bảo nói
- Hồi bẩm Vương thượng, đã tuyển chọn xong rồi.
Trịnh Cán vui vẻ gật đầu, lại quay sang nói với Đoàn Thục:
- Bắt đầu phong thưởng đi.
………….
(1)RaMa I: (20 tháng 3 năm 1736 – 7 tháng 9 năm 1809), miếu hiệu là Phrabat Somdej Phra Buddha Yotfa Chulaloke , là vị vua đầu tiên của Vương triều Chakri, Thái Lan. Ông đã được dân chúng gọi là "Đại đế" (tiếng Thái: Maharaja). Sử Việt thường gọi các vua triều Chakri là Phật vương .
(2)Ong Chiang Su là Cách người Xiêm gọi Nguyễn Ánh - Ông Thượng Sư
(3)Cam Bốt: Vương quốc Campuchia
(4)Châu Văn Tiếp: hay Chu Văn Tiếp (chữ Hán: 朱文接; Mậu Ngọ, 1738 - Giáp Thìn, 1784), là danh tướng Việt Nam cuối thế kỷ 18 dưới thời Nguyễn Phúc Ánh, được người đời xưng tụng là một trong Tam hùng Gia Định.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.