Truy Tìm Dracula

Chương 40: Chương 40




“Sáng hôm sau, khi thức dậy, cha thấy mình đang nằm ngửa trên chiếc giường nhỏ cứng ngắc, mắt trừng trừng nhìn những bức tượng tiểu thiên sứ mạ vàng, một lúc lâu vẫn không thể nhớ ra mình đang ở đâu. Đó là một cảm giác khó chịu; cha thấy mình như đang trôi bồng bềnh, xa cách với quê nhà nhiều hơn mình tưởng, không thể nhớ ra nơi đây là New York, Istanbul, Budapest, hay một thành phố nào khác. Cha có cảm giác vừa trải qua một cơn ác mộng ngay trước lúc thức giấc. Một cơn nhói đau trong lòng làm cha nhớ đến sự vắng mặt của thầy Rossi, cảm giác thường đến với cha trước tiên hàng sáng, rồi cha băn khoăn tự hỏi liệu có phải giấc mơ vừa xong đã đưa cha đến một nơi chốn khắc nghiệt nào đó, nơi nếu cha ở lại lâu hơn thì có thể cha đã tìm được thầy?
“Cha thấy Helen đang ngồi ăn điểm tâm trong phòng ăn của khách sạn với một tờ nhật báo Hungary mở rộng trước mặt - những dòng chữ in tiếng Hung ngay lập Hức khiến cha thấy tuyệt vọng vì không thể hiểu dù chỉ một từ tiêu đề. Cô chào cha bằng một cái vẫy tay vui vẻ. Cảm giác kết hợp mang lại từ giấc mơ mụ mị kia, những dòng tiêu đề này và bài thuyết trình sắp tới hẳn đang lộ ra trên mặt cha, bởi cô nhìn cha với ánh mắt giễu cợt khi cha đến gần. ‘Sao mặt anh bí xị quá vậy? Chắc lại đang nghĩ đến những trò tàn bạo của người Ottoman chứ gì?’
“ ‘Ồ, không. Tôi chỉ đang nghĩ đến các cuộc hội nghị quốc tế thôi.’ Cha ngồi xuống và tự với tay lấy một chiếc khăn ăn trắng và giỏ bánh mì của cô. Có vẻ như khách sạn này, bất chấp toàn bộ vẻ tồi tàn của nó, vẫn có những chiếc khăn trải bàn và khăn ăn đặc biệt trắng không tì vết. Món bánh mì bơ và mứt dâu rất tuyệt, cà phê được mang ra vài phút sau đó cũng vậy. Chẳng có gì cay đắng ở đây.
“ ‘Đừng lo,’ Helen nói, giọng vỗ về. ‘Anh sắp sửa…’
“ ‘Làm cho người ta khoái chí tử chứ gì?’ cha ngắt lời cô.
“Cô bật cười, nói, ‘Anh đang giúp tôi trau dồi vốn tiếng Anh, hoặc đang phá hoại nó đấy.’
“ ‘Tối hôm qua tôi rất ấn tượng về bà bác cô.’ Cha phết bơ vào một ổ bánh mì khác.
“ ‘Tôi có thể nhận thấy điều đó.’
“ ‘Nếu không phiền, xin cô cho tôi biết chính xác, làm thế nào mà từ Rumani bà ấy đến được đây, và còn đạt đến một địa vị cao như vậy?’
“Helen nhấp một ngụm cà phê. ‘Đó là một sự tình cờ của số phận, tôi nghĩ vậy. Gia đình bác rất nghèo khổ - họ là những người vùng Transylvania, sống nhờ vào một mảnh đất nhỏ trong ngôi làng mà nghe nói nay cũng không còn nữa. Ông bà ngoại tôi có chín người con, bác Éva là con thứ ba. Ông bà ngoại tôi đã cho bác đi làm lúc mới lên sáu vì cần tiền và không thể nuôi nổi bác. Bác làm việc trong biệt thự của một gia đình người Hungary giàu có, chủ của tất cả đất đai bên ngoài làng. Giữa hai cuộc thế chiến, có nhiều địa chủ người Hungary còn ở lại khu vực đó - họ bị kẹt lại ở đó do sự thay đổi các đường biên giới sau Hiệp ước Trianon.’
“Cha gật đầu. ‘Đó là hiệp ước tái sắp xếp các đường biên giới sau Thế chiến I phải không nhỉ?’
“ ‘Chính xác. Vậy là bác Éva đã làm việc cho gia đình kia từ lúc còn rất bé. Bác kể với tôi là họ rất tử tế. Thỉnh thoảng, họ cho phép bác về nhà vào các ngày Chủ nhật nên bác vẫn khá thân thiết với gia đình. Lúc bác được mười bảy tuổi, gia đình mà bác giúp việc quyết định trở về Budapest, họ quyết định mang bác theo. Tại đây, bác gặp một người đàn ông trẻ tuổi, một nhà báo đồng thời là người hoạt động cách mạng tên là János Orbán. Họ yêu nhau, cưới nhau, và bác Orbán đã sống sót sau thời gian phục vụ quân đội trong cuộc chiến.’ Helen thở dài. ‘Anh biết đấy, rất nhiều chàng Hrai Hungary đã chiến đấu khắp châu Âu và rồi bị chôn vùi trong những nấm mồ tập thể ở Ba Lan, Nga… Dù sao chăng nữa, sau chiến tranh bác Orbán đã nhanh chóng thăng tiến trong chính phủ liên minh, và đến sau cuộc cách mạng vinh quang của chúng tôi thì ông được tưởng thưởng bằng một vị trí trong nội các. Nhưng sau đó ông qua đời vì một tai nạn xe hơi, bác Éva vừa một mình nuôi dạy hai con trai vừa tiếp tục sự nghiệp chính trị của chồng. Bác là một phụ nữ tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ biết chính xác đức tin của cá nhân bác ấy là gì - đôi khi tôi có cảm giác bác luôn tránh bộc lộ cảm xúc với mọi vấn đề chính trị, tựa như chính trị chỉ đơn giản là nghề của bác mà thôi. Còn bác Orbán là mộH người đầy nhiệt huyết, một người tuyệt đối tin theo học thuyết của Lênin và ngưỡng mộ Stalin. Tôi không thể nói liệu bác gái của tôi có giống như vậy hay không, nhưng bà ấy đã tự tay xây dựng cho mình một sự nghiệp đáng nể. Kết quả là các con của bác được hưởng mọi đặc quyền có thể có, và bác cũng sử dụng quyền lực của mình để giúp tôi, như tôi đã kể với anh.’
“Cha chăm chú lắng nghe. ‘Thế cô và mẹ cô thì đã đến đây như thế nào?’
“Helen lại thở dài. ‘Mẹ tôi nhỏ hơn bác Éva mười hai tuổi,’ cô Hiếp tục. ‘Bao giờ bà cũng là đứa em bác Éva cưng nhất nhà. Khi bác Éva được đưa sang Budapest, mẹ tôi mới được năm tuổi. Mười chín tuổi, mẹ tôi mang bầu khi vẫn chưa chồng. Bà sợ ông bà ngoại và mọi người trong làng biết được - anh biết đấy, trong một nền văn hóa trọng truyền thống như vậy, mẹ tôi có nguy cơ bị tống cổ ra khỏi nhà và có thể bị chết đói. Bà đã viết thư cầu cứu bác Éva, hai vợ chồng bác đã thu xếp cho mẹ tôi đến Budapest. Bác Orbán gặp mẹ ở biên giới, vốn được canh phòng rất nghiêm ngặt, rồi mang bà về thành phố. Có lần tôi nghe bác kể lại là đã hối lộ cho đám viên chức biên phòng một số tiền khổng lồ. Ở Hungary, dân vùng Transylvania đều bị mọi người ghét bỏ, nhất là sau Hiệp ước Trianon. Mẹ tôi kể lại, bác trai đã làm cho bà hoàn toàn kính phục - không chỉ vì bác đã cứu bà thoát khỏi một tình huống khủng khiếp, mà còn vì ông chưa bao giờ để bà cảm nhận có sự phân biệt chủng tộc giữa họ. Bà vô cùng đau khổ khi ông mất. Ông là người đã cưu mang bà đến Hungary an toàn và đã cho bà một cuộc sống mới.’
“ ‘Và sau đó cô ra đời?’ cha khẽ hỏi.
“ ‘Rồi tôi ra đời, trong một bệnh viện ở Budapest, hai vợ chồng bác đã giúp mẹ nuôi dạy tôi. Chúng tôi sống chung với họ cho đến khi tôi vào trung học. Trong suốt thời chiến, bác Éva đã đưa chúng tôi về quê và bằng cách nào đó đã tìm kiếm đủ cái ăn cái mặc cho tất cả chúng tôi. Ở đấy, mẹ tôi cũng được cho học hành, và bà đã học tiếng Hungary. Mẹ luôn dứt khoát từ chối, không dạy cho tôi một chữ Rumani nào, dù thỉnh thoảng tôi vẫn nghe bà nói mê bằng thứ tiếng đó.’ Cô nhìn cha, một cái liếc nhìn đầy vẻ cay đắng. ‘Anh thấy đấy, giáo sư Rossi yêu quý đã làm cho cuộc sống của chúng Hôi đến nông nỗi đó,’ cô nói, môi run run. Nếu không có hai bác tôi, hẳn mẹ tôi đã chết cô độc trong một xó rừng núi nào đó và làm mồi cho lũ chó sói. Nói đúng ra, cả hai mẹ con tôi đều sẽ bị thế.’
“ ‘Tôi cũng cảm thấy mang ơn hai bác cô,’ cha nói, và rồi sợ phải nhìn thấy ánh mắt nhạo báng của cô, cha vờ bận rộn cầm lấy cái bình kim loại ở ngay khuỷu tay để châm thêm cà phê vào cốc.
“Helen không đáp, và sau một lát lặng im, cô rút mấy tờ giấy ra khỏi xắc tay. ‘Chúng ta xem lại bài thuyết trình một lần nữa chứ?’ “
“Ánh mặt trời buổi sáng và bầu không khí mát lạnh bên ngoài có vẻ như đầy đe dọa đối với cha; tất cả những gì cha có thể nghĩ đến khi chúng ta bước về hướng trường đại học chỉ là khoảnh khắc đang nhanh chóng đến gần ấy, cái khoảnh khắc mà cha phải lên bục diễn thuyết. Trước lần thuyết trình này, cha chỉ tham gia diễn thuyết một lần, cùng xuất hiện chung với thầy Rossi năm ngoái khi thầy tổ chức một hội nghị về chủ đề chủ nghĩa thực dân Hà Lan. Mỗi người chúng ta viết nửa bài thuyết trình, nửa bài viết của cha là một nỗ lực khốn khổ nặn ra từ cái mà cha nghĩ sẽ là luận văn tốt nghiệp của mình, trước khi cha kịp viết ra mộH chữ của nó, sao cho nói đủ trong hai mươi phút; nửa bài viết của thầy Rossi đúng là một chuyên luận xuất sắc, Hoàn diện về di sản văn hóa của người Hà Lan, sức mạnh chiến lược của hải quân Hà Lan và bản chất của chủ nghĩa thực dân. Bất chấp cảm giác tổng quan của cha về sự bất tương xứng trong toàn bộ bài thuyết trình, cha vẫn được tán thưởng do cùng diễn thuyết với ông. Cha cũng được khích lệ suốt trải nghiệm đó nhờ sự hiện diện vững chắc, đầy tin tưởng của thầy ở bên cha, ngay trên bục thuyết trình, thân mật đấm vào vai cha khi cha nhường cử tọa lại cho ông ấy. Còn hôm nay, cha phải một mình tự lực. Viễn cảnh quả thực đáng nản lòng, nếu không nói là khủng khiếp, và chỉ khi nhớ lại thầy đã xử lý tình huống ra sao cha mới bình tĩnh trở lại một chút.
“Khu vực Pest thanh lịch nằm bao quanh chúng ta, và giờ đây, giữa ánh sáng ban ngày, cha có thể nhận ra vẻ đẹp tráng lệ của thành phố đang trong quá trình xây dựng - đúng hơn là tái thiết - ở những nơi đã bị hủy hoại trong chiến tranh. Nhiều ngôi nhà vẫn bị mất tường hoặc cửa sổ của những tầng trên, hoặc thậm chí nguyên cả tầng trên, nếu nhìn kỹ người ta sẽ thấy hầu hết mọi bề mặt bên ngoài của các công trình, dù làm bằng bất kỳ vật liệu gì, đều chi chít lỗ đạn. Cha ước gì có thời gian để đi xa hơn, để có thể nhìn thấy khu vực Pest được nhiều hơn, nhưng Helen và cha đã thỏa thuận là nên tham dự đầy đủ chương trình hội nghị buổi sáng hôm đó để hợp thức hóa sự hiện diện của chúng ta càng nhiều càng tốt. ‘Chốc nữa, vào buổi chiều, tôi còn muốn làm một việc nữa,’ Helen nói, vẻ trầm ngâm suy nghĩ. ‘Chúng ta sẽ đến thư viện của trường, trước khi nơi đó đóng cửa.’
“Khi chúng ta đến tòa nhà đồ sộ kia, nơi diễn ra lễ đón tiếp tối hôm qua, cô dừng lại. ‘Anh có thể giúp tôi một việc chứ?’
“ ‘Dĩ nhiên rồi. Chuyện gì vậy?’
“ ‘Đừng nói gì với Géza József về chuyến đi của chúng ta hoặc về việc chúng ta đang tìm người.’
“ ‘Tôi chẳng đời nào làm chuyện đó đâu,’ cha đáp lại, giọng bực tức.
“ ‘Tôi chỉ phòng hờ thôi. Anh ta có sức quyến rũ lắm đấy.’ Cô đưa bàn tay vẫn còn mang găng ra, ra vẻ muốn giải hòa.
“ ‘Ổn thôi,’ cha giữ cánh cửa lớn kiểu Ba rốc cho cô, và chúng ta cùng bước vào.
“Trong phòng thuyết trình trên tầng hai, nhiều người mà cha nhìn thấy tối hôm qua đã yên vị trong các hàng ghế, đang sôi nổi trò chuyện hoặc sột soạt giở tài liệu. ‘Lạy Chúa,’ Helen lẩm bẩm. ‘Khoa nhân học cũng có ở đây.’ Một lát sau, cô bị chìm ngập giữa những lời chào hỏi và trò chuyện. Cha thấy cô mỉm cười, có lẽ là với những người bạn cũ, các đồng nghiệp đã bao nhiêu năm làm việc cùng lĩnh vực với cô, cha chợt cảm thấy lòng trào dâng một cảm giác cô đơn. Có vẻ như cô đang chỉ trỏ cha, cố gắng giới thiệu cha từ xa, nhưng những giọng nói cùng hàng tràng tiếng Hungary vô nghĩa đã dựng nên giữa chúng ta một hàng rào dường như sờ thấy được.
“Ngay lúc đó, cha cảm nhận một cái vỗ nhẹ ở cánh tay và anh chàng Géza đã ở trước mặt. Cái bắt tay và nụ cười của anh ta vẫn ấm áp. ‘Anh thích thành phố chúng tôi chứ?’ anh ta hỏi. ‘Mọi điều đều như ý chứ?’
“ ‘Mọi thứ đều tuyệt vời,’ cha cũng nồng nhiệt trả lời. Cha đã ghi nhớ cẩn thận lời cảnh báo của Helen, nhưng quả thậH khó mà ghét bỏ người đàn ông này.
“ ‘À, tôi rất hân hạnh,’ anh ta tiếp tục. ‘Và chiều nay anh sẽ diễn thuyếH chứ?’
“ ‘Vâng,’ cha vừa ho vừa trả lời. ‘Vâng, chính xác là vậy. Còn anh, hôm nay anh cũng diễn thuyết chứ?’
“ ‘Ồ không, tôi thì không,’ anh ta đáp. ‘Thực ra, những ngày này tôi đang nghiên cứu một chủ đề mà tôi rất quan tâm. Nhưng Hôi chưa sẵn sàng để thuyết trình về chủ đề đó.’
“ ‘Chủ đề của anh là gì,’ cha không thể không hỏi, nhưng ngay lúc đó, từ bục diễn đàn, giáo sư Sándor, với mái tóc bạc trắng chải bồng ra phía sau, lên tiếng đề nghị trật tự. Đám đông ngồi vào ghế giống như những chú chim lần lượt đậu lên dây cáp điện thoại rồi dần im lặng. Cha ngồi xuống kế bên Helen ở hàng ghế phía sau, liếc nhìn đồng hồ. Mới chín giờ rưỡi, cha có thể thư giãn một lát. Géza József ngồi ở một ghế hàng đầu, cha có thể nhìn thấy phía sau mái đầu đẹp trai của anh ta. Nhìn chung quanh, cha nhận ra nhiều gương mặt quen thuộc mới được giới thiệu với cha từ tối hôm qua. Đây là một nhóm người ăn mặc nghiêm chỉnh nhưng hơi tuềnh toàng, tất cả đều đang nhìn chằm chằm về phía giáo sư Sándor.
“ ‘Guten Morgen,’(1) ông ta bắt đầu, giọng oang oang, và tiếng micro rít lên cho đến khi một sinh viên mặc sơ mi xanh, thắt cà vạt đen chạy lên giúp chỉnh lại. ‘Kính chào tất cả quý khách kính mến, Guten Morgen, bonjour, chào mừng các bạn đã đến với Đại học Budapest. Chúng tôi tự hào giới thiệu với các bạn hội nghị châu Âu đầu tiên của các sử gia của…’ Đến đây, micro lại rít lên, cha không nghe được một vài câu. Lúc đó giáo sư Sándor rõ ràng cũng đã cạn kiệt vốn liếng tiếng Anh, nên ông ta tiếp tục thêm vài phút bằng một phát biểu pha trộn giữa tiếng Hungary, Pháp và Đức. Vận dụng hết vốn liếng tiếng Pháp và Đức, cha hiểu rằng bữa trưa sẽ được phục vụ lúc mười hai giờ, và rằng - thật kinh hoàng - cha sẽ là diễn giả chủ chốt, cái đinh của hội nghị, điểm sáng của sự kiện, rằng cha là một học giả xuất sắc người Mỹ, một chuyên gia không chỉ về lịch sử Hà Lan mà còn về nền kinh tế của đế chế Ottoman và các phong trào lao động ở Hoa Kỳ (chắc hẳn bác Éva đã tự sáng chế ra chi tiết này?), rằng cuốn sách của cha về những phường hội buôn bán của các thương nhân Hà Lan thế kỷ mười bảy sẽ xuất bản vào năm tới, và rằng họ đã vô cùng may mắn mới có thể bổ sung cha vào chương trình nghị sự chỉ trong tuần này.
“Tất cả những điều trên quả thực còn tồi tệ hơn cả những giấc mơ ngông cuồng nhất của cha, cha thề sẽ bắt Helen phải trả giá nếu cô nhúng tay vào việc này. Nhiều học giả trong đám cử tọa đã quay sang nhìn cha, gật đầu mỉm cười thân thiện, thậm chí chỉ trỏ cho nhau nhìn thấy cha. Helen ngồi bên, nghiêm nghị và quý phái, nhưng có gì đó ở bờ vai cong cong khoác áo vest đen của cô khiến cho cha - chỉ mình cha, hy vọng thế - thấy một nỗ lực nín cười được che giấu gần như hoàn hảo. Cha cũng đành cố giữ bộ mặt nghiêm trang và nhủ thầm việc này, thậm chí tất cả việc này, là vì thầy Rossi.
“Khi giáo sư Sándor kết thúc, một người đàn ông nhỏ thó, hói đầu bèn lên đọc một tham luận có vẻ như về chủ đề Liên minh Hanseatic(2). Tiếp theo ông ta là một bà tóc xám mặc váy màu xanh nước biển với chủ đề tập trung vào lịch sử thành phố Budapest, nhưng cha chẳng hiểu mô tê gì cả. Diễn giả còn lại trước giờ ăn trưa là một học giả trẻ đến từ Đại học Luân Đôn - trông anh ta có vẻ cùng tuổi với cha - và cha nhẹ cả người khi anh ta phát biểu bằng tiếng Anh, một sinh viên khoa triết người Hungary đọc bản dịch bài thuyết trình qua tiếng Đức. (Thật kỳ lạ khi nghe tất cả những bài tham luận đều được dịch sang tiếng Đức, chỉ một thập kỷ sau khi người Đức gần như phá hủy hoàn toàn Budapest, nhưng cha chợt nhớ lại tiếng Đức cũng là ngôn ngữ giao tiếp của Đế quốc Áo-Hung). Giáo sư Sándor giới thiệu anh chàng người Anh là Hugh James, một giáo sư chuyên về lịch sử Đông Âu.
“Giáo sư James là một người rắn chắc, mặc bộ com lê vải tuýt màu nâu, cà vạt màu ô liu; cha phải nhịn cười vì trong bộ cánh đó trông anh ta đặc sệt dân Anh, không lẫn vào đâu được. Lướt mắt nhìn xuống thính giả, anh ta nở nụ cười hiền lành. ‘Tôi chưa bao giờ nghĩ có ngày lại được có mặt ở Budapest thế này,’ anh ta bắt đầu, nhìn chúng ta một lượt, ‘nhưng tôi rất cảm kích khi được ở đây, trong thành phố vĩ đại nhất Trung Âu này, một cánh cửa nối liền phương Đông và phương Tây. Và bây giờ, tôi mạn phép làm mất chút thời gian của các bạn để trình bày một số nét về những di sản mà đế quốc Ottoman của người Thổ đã để lại vùng Trung Âu khi họ phải rút lui vì thất bại trong cuộc vây hãm thành Vienna năm 1685.’
“Anh ta dừng lại và mỉm cười với anh chàng sinh viên khoa triết, đang nôn nóng đọc lại câu phát biểu đầu tiên này bằng tiếng Đức. Họ cứ thế tiếp tục, hết tiếng Anh rồi tiếng Đức, nhưng hẳn là anh chàng giáo sư James kia đã nói ngoài lề nhiều hơn là chỉ đóng khung trong trang giấy, bởi trong suốt bài thuyết trình, anh chàng sinh viên thông dịch thường xuyên liếc nhìn anh ta bằng ánh mắt bối rối. ‘Tất cả chúng ta đều đã nghe câu chuyện về việc sáng chế ra chiếc bánh sừng bò, sản phẩm của một chủ lò bánh ở Paris để mừng chiến thắng của thành Vienna trước đế chế Ottoman. Bánh sừng bò tượng trưng cho vành trăng khuyết trên lá cờ của người Ottoman, một biểu tượng mà cho đến tận ngày nay người phương Tây vẫn ngấu nghiến mỗi khi uống cà phê.’ Anh ta nhìn quanh, tươi cười, và rồi có vẻ chợt nhớ ra, cũng như cha, rằng hầu hết các học giả Hungary nhiệt thành đều chưa từng đến Paris hoặc Vienna. ‘Vâng, tóm lại, tôi nghĩ di sản của người Ottoman có thể tóm gọn trong một từ: cái đẹp.’
“Anh ta tiếp tục bằng việc mô tả lại kiến trúc của chừng nửa tá thành phố ở Trung và Đông Âu, các trò giải trí và kiểu mốt thời trang, các món gia vị cùng với cách trang trí nội thất. Cha say mê lắng nghe, chỉ một phần nhỏ là vì có thể hiểu trọn vẹn những lời anh ta nói, còn lại là vì bản thân những điều ấy. Khi James bàn về các bồn tắm kiểu Thổ Nhĩ Kỳ ở Budapest, những dinh thự kiểu Ottoman nguyên thủy hay kiểu Áo-Hung ở Sarajevo, nhiều điều cha nhìn thấy ở Istanbul chợt ùa trở lại trong tâm trí. Khi anh ta tả Cung điện Topkapi, cha đã tâm đắc gật đầu liên tục cho đến lúc chợt nhận ra lẽ ra phải tế nhị hơn.
“Tiếng vỗ tay ầm ĩ vang lên tiếp theo sau bài thuyết trình, và ngay sau đó giáo sư Sándor mời mọi người qua phòng ăn để dùng bữa trưa. Giữa đám đông các học giả và đồ ăn thức uống, cha đã xoay xở tìm được giáo sư James ngay lúc anh ta ngồi xuống bàn. ‘Tôi ngồi cùng anh được chứ?’
“Anh ta giật mình nhìn lên rồi mỉm cười. ‘Tất nhiên, tất nhiên rồi. Xin chào. Tôi là Hugh James.’ Cha tự giới thiệu mình đáp lại và chúng ta bắt tay nhau. Khi cha ngồi xuống đối diện anh ta, chúng ta tò mò nhìn nhau, một cách thân thiện. ‘A,’ anh ta thốt lên, ‘như vậy anh là diễn giả chủ chốt hôm nay đấy à? Tôi đang rất nóng lòng muốn nghe bài nói của anh đây.’ Nhìn gần, anh ta có vẻ như lớn hơn cha mười tuổi, đôi mắt nâu ngời sáng kỳ lạ, ướt át và hơi lồi, như mắt của một chú chó săn giống basset. Qua bài thuyết trình, cha nhận ra anh ta là người miền Bắc nước Anh.
“ ‘Cám ơn anh,’ cha đáp lời, cố để lộ ra mình đang run lên vì ngượng. ‘Tôi thực sự bị bài diễn thuyết của anh lôi cuốn đấy. Quả thực nó đã bao quát được một phạm vi đáng kể. Tôi không biết liệu anh có biết - ừm - thầy của tôi, Bartholomew Rossi không. Ông ấy cũng là người Anh.’
“ ‘Chà, tất nhiên rồi!’ Hugh James trải tấm khăn ăn ra, vẻ sôi nổi và cởi mở. ‘Giáo sư Rossi là một trong các tác giả tôi ưa thích - tôi đã đọc hầu hết tác phẩm của ông ấy. Anh làm việc chung với ông ấy à? May mắn lắm đấy nhé.’
“Cha đã mất dấu Helen, nhưng ngay lúc đó cha chợt thấy cô ở quầy buffet, Géza József đứng bên cạnh. Anh ta đang nghiêm trang nói gì đó, gần như ghé sát vào tai Helen, và sau một lát cô chấp nhận để anh ta đi theo đến một bàn nhỏ bên kia phòng ăn. Cha nhìn rõ đến mức có thể nhận ra vẻ cáu kỉnh trên mặt cô, nhưng chuyện cụ thể thế nào thì cha không thể đoán được. Anh ta chồm đến, nhìn chằm chằm vào mặt Helen, cô thì cúi nhìn xuống đĩa thức ăn, cha cảm thấy gần như nổi điên lên vì muốn biết anh ta đang nói gì với Helen.
“ ‘Dù sao chăng nữa’ - anh chàng Hugh James vẫn đang nói về các tác phẩm của thầy Rossi - ‘tôi vẫn nghĩ các nghiên cứu của ông ấy về nhà hát Hy Lạp thật là tuyệt vời. Ông ấy quả là người có thể làm được mọi chuyện.’
“ ‘Vâng,’ cha lơ đãng trả lời. ‘Ông ấy đang viết một bài báo tựa đề là “Hồn ma trong bình cổ”, bàn về những phục trang và đạo cụ sân khấu sử dụng trong những vở bi kịch Hy Lạp.’ Cha dừng lại, chợt nhận ra mình có thể đang tiết lộ những bí mật nghề nghiệp của thầy Rossi. Tuy nhiên, ngay cả khi cha chưa kịp tự nhận ra thì nét mặt của anh chàng giáo sư này cũng làm cha lưu ý ngay.
“ ‘Cái gì?’ anh ta thốt lên, rõ ràng ngạc nhiên. Anh ta bỏ dao nĩa xuống, bỏ dở bữa ăn. ‘Anh vừa nói là “Hồn ma trong bình cổ” à?’
“ ‘Đúng vậy.’ Giờ thì thậm chí cha đã quên cả Helen và Géza. ‘Sao anh lại hỏi thế?’
“ ‘Chuyện này thật đáng kinh ngạc! Tôi nghĩ mình phải viết thư cho giáo sư Rossi ngay mới được. Anh biết không, gần đây tôi đang nghiên cứu một tài liệu rất thú vị của đất nước Hungary thế kỷ mười lăm. Ban đầu, đó chính là lý do chính đưa tôi đến Budapest - anh biết đấy, tôi đang tìm hiểu về giai đoạn lịch sử đó của Hungary, và rồi được sự chấp thuận của giáo sư Sándor tốt bụng, tôi đã bám càng luôn hội nghị này. Tài liệu này đã được một trong các học giả của vua Matthias Corvinus viết, và đề cập đến một hồn ma trong chiếc bình cổ.’
“Cha nhớ, đêm hôm qua, Helen cũng đã đề cập đến vua Matthias Corvinus; ông ta chính là người lập ra cái thư viện tuyệt vời trong Lâu đài Buda ấy phải không nhỉ? Bác Éva cũng đã kể về ông ta. ‘Anh vui lòng,’ cha nôn nóng nói, ‘giải thích rõ hơn.’
“ ‘Chà, tôi… nghe thì có vẻ khá ngớ ngẩn, nhưng đã nhiều năm nay tôi rất quan tâm về những huyền thoại dân gian vùng Trung Âu. Niềm đam mê này bắt đầu từ rất lâu rồi, ban đầu chỉ là để cho vui thôi, nhưng rồi dần dần tôi đã bị truyền thuyết về ma cà rồng mê hoặc hoàn toàn.’
“Cha nhìn anh ta trừng trừng. Trông anh ta vẫn bình thường như trước, vẫn gương mặt hồng hào vui vẻ và bộ vest vải tuýt, nhưng cha lại cảm thấy như mình đang mơ.
“ ‘Ồ, tôi biết nghe qua thì có vẻ trẻ con - Bá tước Dracula và tất cả những chuyện đó - nhưng anh biết không, đó thực sự là một chủ đề đáng lưu ý khi anh đào sâu hơn một chút. Anh thấy đấy, Dracula là một con người có thực, vì vậy, tất nhiên không phải là một con ma cà rồng, và điều tôi quan tâm là cuộc đời hắn ta liên quan đến những truyền thuyết dân gian về ma cà rồng như thế nào. Vài năm trước đây, tôi bắt đầu tìm kiếm những văn bản tư liệu về chủ đề này, thậm chí chỉ tìm xem có văn bản hay không, vì dễ thấy là ma cà rồng chủ yếu chỉ xuất hiện trong những huyền thoại truyền miệng ở các làng quê vùng Trung và Đông Âu.’
“Anh ta ngả người ra sau, nhịp ngón tay lên cạnh bàn. ‘Mà kể cũng lạ, lúc làm việc trong thư viện đại học ở đây, tôi đã khám phá ra một tài liệu có vẻ như là do vua Corvinus ủy thác thực hiện - nhà vua muốn có người thu thập tất cả thông tin về ma cà rồng từ những thời sơ khai nhất. Dù vị học giả đảm nhận công việc này là ai, ông ta chắc chắn là một chuyên gia về cổ ngữ Hy Lạp và Latin, và thay vì rảo quanh khắp các xóm làng như bất kỳ nhà nhân học chân chính nào, ông ta bắt đầu chúi mũi vào các văn bản tiếng Hy Lạp và Latin - anh biết đấy, hẳn nhà vua Corvinus có rất nhiều thứ đó ở nơi này - để tìm những gì có liên quan đến ma cà rồng, và phát hiện một ý tưởng Hy Lạp cổ xưa mà trước khi anh đề cập tới tôi chưa từng thấy ở một nơi nào khác: hồn ma trong chiếc bình cổ. Anh biết đấy, thời Hy Lạp cổ đại cũng như trong các vở bi kịch Hy Lạp, đôi khi loại bình hai quai được dùng để chứa tro người chết, và đám dân dốt nát tin rằng chiếc bình sẽ sản sinh ra một con ma cà rồng nếu không được chôn cất đúng cách - tuy nhiên, tôi không biết chắc như thế nào là đúng cách, vẫn chưa biết. Nếu đang viết về chủ đề hồn ma trong bình cổ, có thể giáo sư Rossi biết một điều gì đó về vấn đề này. Một sự trùng hợp đáng lưu ý đấy chứ nhỉ? Thực ra, theo như những câu chuyện dân gian ở Hy Lạp hiện đại vẫn còn lũ ma cà rồng.’
“ ‘Tôi biết,’ cha nói. ‘Lũ vrykolakas.’
“Lần này thì đến lượt Hugh James nhìn cha chằm chặp. Cặp mắt lồi màu hổ phách của anh ta mở to. ‘Làm sao anh biết?’ anh thì thào. ‘Ý tôi là - xin anh thứ lỗi - tôi chỉ ngạc nhiên khi gặp một ai khác cũng…’
“ ‘Cũng quan tâm đến ma cà rồng chứ gì?’ cha tiếp lời, giọng tỉnh bơ. ‘Vâng, trước đây việc đó cũng thường làm tôi ngạc nhiên, nhưng giờ thì tôi sắp quen rồi đây. Giáo sư James, làm thế nào mà anh trở nên quan tâm đến lũ ma cà rồng đến vậy?’
“ ‘Hugh,’ anh ta ôn tồn trả lời. ‘Xin cứ gọi tôi là Hugh. Chà, tôi…’ Anh ta chăm chú nhìn cha một lát, và lần đầu tiên cha nhận ra dưới vẻ bề ngoài tươi vui và hơi vụng về đó là một xúc cảm mãnh liệt như một ngọn lửa. ‘Quả là vô cùng kỳ lạ, thường tôi không kể với ai chuyện này, nhưng…’
“Cha thực sự không chịu nổi sự trì hoãn đó. ‘Phải chăng, anh đã tình cờ tìm thấy một cuốn sách cổ có hình con rồng ở giữa?’ cha hỏi.
“Anh ta trố mắt nhìn cha, gần như sửng sốt, gương mặt hồng hào trở thành trắng bệch. ‘Vâng,’ anh ta hổn hển. ‘Tôi tìm thấy một cuốn sách.’ Đôi tay anh ta siết chặt cạnh bàn. ‘Anh là ai vậy chứ?’
“ ‘Tôi cũng tìm thấy một cuốn sách như vậy.’
“Chúng ta ngồi nhìn nhau một lúc khá lâu, cố đè nén lại những gì muốn trao đổi, và có thể sẽ lặng im lâu hơn nữa nếu không bị cắt ngang. Giọng nói của Géza József đến tai cha trước khi cha kịp nhận ra sự hiện diện của anh ta; anh ta đã đến sau lưng cha và đang cúi xuống bàn với một nụ cười vui vẻ. Helen cũng đang vội vã bước đến, gương mặt cô thực kỳ lạ - gần như dằn vặt vì cảm giác có lỗi, cha nghĩ vậy. ‘Chào các đồng chí,’ anh ta thốt lên, giọng thân tình. ‘Chuyện tìm được mấy cuốn sách là thế nào vậy?’ ”
Chú thích:
1. Tiếng Đức; Chào buổi sáng
2. Hanseatic League (còn gọi là Hanse hay Hansa) là một liên minh gồm phường hội của các thành phố chuyên buôn bán, được thành lập để duy trì tình trạng độc quyền thương mại ở vùng duyên hải Bắc Âu, tồn tại từ khoảng thế kỷ 13 đến 17.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.