Uông Xưởng Công

Chương 587: Chương 587ĐỒNG LOẠT TẤN CÔNG




Cùng lúc đó, người của phủ Thừa Ấn Công đã nhận được tín hiệu của Vi hoàng hậu và cũng âm thầm chuẩn bị.
Rốt cuộc liệu Uông Ấn có đồng ý với sự bổ nhiệm này không? Đề Xưởng về sau sẽ ra sao? Quyết định đó của hoàng thượng có ảnh hưởng đến triều cục không?
Những điều này đều là chuyện mà người của phe Vi hoàng hậu cần phải đối mặt. Tất nhiên bọn họ chuẩn bị một cách đầy đủ nhất là dùng để đối phó với tình huống trong điện Tuyên Chính.
Ngay cả Cố Chương đã rời khỏi Tam Tỉnh cũng trở nên khẩn trương, gấp gáp, gần như mỗi ngày đều phải liên lạc với thế tử của phủ Thừa Ân Công, muốn biết trong cung có động tĩnh gì.
Lúc Uông Ấn lại vào cung lần nữa, tâm trí của các thế lực đều biến động theo, có thể xem như là nín thở tập trung chờ đợi.
Cuối cùng, đáp án mà bọn họ nóng lòng muốn biết đã được công bố trong buổi chầu sáng mấy ngày sau.
Sau khi nghe các quan viên bẩm tấu quá nửa buổi chầu, Vĩnh Chiêu Đế lại nói giống như ngày thường: “Các vị ái khanh còn có việc gì không? Có việc thì bẩm tấu, không có việc gì thì bãi triều!”
Đúng vào lúc này, thị lang Binh Bộ - Đậu Đại Dụng bước ra khỏi hàng, bẩm rằng: “Hoàng thượng, thần có chuyện xin được khởi bẩm. Chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ để trống đã lâu, quả thật không nên tiếp tục để trống nữa. Thần đề nghị đề bạt Uông đốc chủ Uông Ấn làm đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ. Xin hoàng thượng chấp thuận.”
Đậu Đại Dụng vừa bẩm tấu xong, bá quan đều ngẩn người ra.
Đã rất lâu không có ai nhắc đến chuyện đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ. Sao Đậu Đại Dụng lại bẩm tấu vào lúc này? Bọn họ còn tưởng rằng vị trí đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ vẫn sẽ luôn bị bỏ trống.
Bọn họ đều biết rất rõ Đậu Đại Dụng là thân tín, là tâm phúc của hoàng thượng. Đề xuất này của Đậu Đại Dụng có phải là ý của hoàng thượng hay không?
Chẳng lẽ hoàng thượng dự định để Uông đốc chủ tiếp quản Nhạn Tây Vệ? Nếu vậy, còn Đề Xưởng thì sao? Sau này Đề Xưởng sẽ làm thế nào? Hoàng thượng lại coi trọng Uông Ấn thế sao?
Đủ loại câu hỏi tràn ngập trong đầu các quan viên khiến mặt mày bọn họ đều đột nhiên biến sắc.
Có thể khiến cho nhiều quan viên đồng thời thay đổi sắc mặt như vậy là chuyện hiếm gặp trong điện Tuyên Chính này.
Ngay sau đó, đại phu Ngự Sử Đài – Ngụy Hàm Trung bước ra khỏi hàng và nói: “Hoàng thượng, thần phản đối đề xuất của Đậu đại nhân! Uông đốc chủ là hoạn quan. Từ khi lập quốc đến nay, Đại An không có tiền lệ để hoạn quan nắm giữ binh quyền. Tuyệt đối không thể mở ra tiền lệ này, mong hoàng thượng nghĩ lại!”
Tin tức của Ngụy Hàm Trung không nhanh nhạy bằng phủ Định Quốc Công và phủ Thừa Ân Công. Đây là lần đầu tiên ông ta nghe thấy chuyện này. Ông ta thực sự cảm thấy cực kì kinh ngạc. Sao có thể để hoạn quan nắm giữ binh quyền? Chỉ riêng điểm này thôi, ông ta sẽ đưa ra lời phản đối.
Hơn nữa, Nhạn Tây Vệ quan trọng nhường nào, sao có thể giao cho một hoạn quan được? Cho dù Uông Ấn được hoàng thượng coi trọng hơn nữa thì việc này cũng rất không ổn.
Sau khi Ngụy Hàm Trung lên tiếng, thượng thư Binh Bộ - Thiệu Thế Thiện cũng bước ra khỏi hàng và nói: “Hoàng thượng, thần phản đối lời của Ngụy đại nhân! Thần cho rằng để Uông đốc chủ nhậm chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ là thích hợp nhất. Uông đốc chủ vốn xuất thân từ quân ngũ, còn có công lao hiển hách. Thần tin rằng có Uông đốc chủ trấn giữ tại Nhạn Tây Vệ, triều Đại Ung chắc chắn sẽ không dám xâm phạm.”
Cháu gái Thiệu Chân của Thiệu Thế Thiện là Thập hoàng tử phi. Ông ta chính là người của phe Vi hoàng hậu, vì thế sớm đã chuẩn bị tốt, lý do phản đối và ủng hộ đều nói năng mạch lạc đâu ra đấy.
Binh Bộ quản lý các thế lực trong quân đội. Kì thực, khi Đậu Đại Dụng nói thì bá quan đã biết được thái độ của Binh Bộ.
Bây giờ, ngay cả thượng thư Binh Bộ - Thiệu Thế Thiện cũng đã lên tiếng, vậy thì sự việc càng rõ ràng hơn.
Khiến cho văn võ bá quan líu lưỡi trố mắt chính là khi Thiệu Thế Thiện vừa dứt lời, thượng thư Lại Bộ - La Bằng Vân cũng bước ra khỏi hàng, đồng ý với những lời nói của Thiệu Thế Thiện: “Hoàng thượng, thần cho rằng Thiệu đại nhân nói rất đúng. Uông đốc chủ có công lao hiển hách, có năng lực luyện binh và dẫn binh phi phàm, hết sức phù hợp đảm nhận chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ. Đại An chủ yếu nhìn năng lực và tài cán để chọn lựa tướng sĩ, những cái khác đều chỉ là thứ yếu.”
Ngụ ý của La Bằng Vân chính là Uông Ấn có khả năng tiếp quản là được rồi. Còn việc hắn có phải là hoạn quan hay không hoàn toàn không quan trọng, không liên quan đến những thứ khác.
Ngụy Hàm Trung tức giận đến run cả râu. Ông ta lại nói lần nữa: “Hoàng thượng, Nhạn Tây Vệ quá quan trọng! Có thể giao một trăm nghìn binh mã vào tay một hoạn quan được sao? Không thể mở ra tiền lệ này được! Xin hoàng thượng nghĩ lại!”
Thái độ của Binh Bộ và Lại Bộ quá bất ngờ đối với Ngụy Hàm Trung. Dưới sự kinh ngạc, ông ta cứ nắm chặt vào vấn đề Uông Ấn là hoạn quan.
Đương nhiên là còn có rất nhiều lý do để phản đối việc Uông Ấn nhậm chức đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ. Chẳng hạn như Uông Ấn thủ đoạn độc ác, hai tay đầy máu tanh. Lại chẳng hạn như nịnh bợ, lấy lòng đế vương, vân vân. Nhưng theo Ngụy Hàm Trung thấy, chỉ với lý do hắn là hoạn quan thì đã đủ rồi.
Hoạn quan nắm giữ binh quyền, thật nực cười! Còn cần lý do gì khác nào?
Nghe Ngụy Hàm Trung nói xong, các quan vừa kinh ngạc vừa bội phục trong lòng.
Ngụy đại nhân quả thật quá can đảm, không chỉ phản đối ý của hoàng thượng mà còn chẳng hề khách khí nói ra là hoạn quan…
Đây có lẽ là nét đặc sắc của Ngự Sử Đài chăng? Người lần trước đã chỉ thẳng Uông đốc chủ là hoạn quan chính là thị ngự sử Chương Hoa Lục.
Tất nhiên, Chương Hoa Lục đã bị tước quan bởi vì tội tham nhũng sau đó một thời gian. Vậy Ngụy đại nhân thì sao?
Bọn họ không khỏi hướng ánh mắt nhìn về phía Uông Ấn đang có mặt trong điện.
Hắn vẫn đứng yên, hơi cúi đầu, biểu cảm không hề thay đổi, như thể không nghe thấy tiếng tranh luận của các quan viên, dường như tất cả những chuyện này không liên quan đến hắn.
Nhận ra ánh mắt của mọi người, Uông Ấn ngẩng đầu lên, hờ hững liếc nhìn bọn họ.
Cái nhìn đó khiến các quan viên vội vàng dời ánh mắt, nhịp tim cũng tăng nhanh.
Ngay cả Ngụy Hàm Trung đang sầm mặt cũng hơi run lên trong lòng.
Đúng rồi, Uông Ấn là người có thủ đoạn tàn nhẫn, có thù tất báo. Đương nhiên là Ngụy Hàm Trung biết rất rõ điều đó.
Thế nhưng… Ngụy Hàm Trung vẫn cắn răng, lại phản đối lần nữa: “Hoàng thượng, thần cảm thấy Uông đốc chủ không thích hợp làm đại tướng quân của Nhạn Tây Vệ. Xin hoàng thượng nghĩ lại!” . ngôn tình tổng tài
Ngự Sử Đài giám sát bá quan, chính là thấy có lỗi thì phải chấn chỉnh, thấy sai thì phải bác bỏ. Mặc dù Ngụy Hàm Trung e sợ sự tàn nhẫn của Uông Ấn nhưng ông ta vẫn cảm thấy không thể tiếp thu đề xuất của Đậu Đại Dụng.
Trong điện Tuyên Chính đột nhiên yên tĩnh hẳn đi. Các quan viên đều nhìn lên trên, nín thở chờ đợi chỉ thị của Vĩnh Chiêu Đế.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.