Uông Xưởng Công

Chương 932: Chương 932HỘI THƠ CÔ SƠN




Năm ngày trôi thật nhanh, thoáng chốc đã đến hội thơ Cô Sơn.
Trước khi bắt đầu hội thơ, Yến Thiên Quân bẩm báo Uông Ấn: “Đốc chủ, người chủ trì hội thơ lần này là quan sát sứ Cố Tổ Phân.”
Uông Ấn nghe xong liền thầm kinh ngạc.
Từ trước đến nay người chủ trì hội thơ Cô Sơn Giang Nam đều là người đứng đầu giới văn chương, ví như viện trưởng Chu Diễn của thư viện Thanh Vân đã chủ trì hai lần, tại sao lần này lại thành quan viên, hơn nữa còn là quan sát sứ?
Đương nhiên Uông Ấn biết Cố Tổ Phân là ai.
Ông ta có tài năng và bản lĩnh, hơn nữa còn sở hữu đôi mắt tinh tường và vô cùng xem trọng danh dự.
Người như ông ta sao lại không biết rằng hoàng thượng đang ngày càng kiêng kỵ lực ảnh hưởng của thư viện chứ?
Trong tình hình này mà ông ta vẫn muốn chủ trì hội thơ ư? Một người luôn vội vã mưu cầu danh lợi và xem trọng danh dự như ông ta sẽ làm ra chuyện như thế này sao?
“Mấy ngày trước viện trưởng Chu Diễn của thư viện Thanh Vân từng đến phủ của quan sát sứ, không lâu sau tin Cố Tổ Phân sẽ chủ trì hội thơ liền được lan truyền ra ngoài, trong chuyện này chắc chắn có sự thuyết phục của Chu Diễn.” Yến Thiên Quân nói.
Đề kỵ của đạo Giang Nam không phải là vạn năng, tuy y biết Chu Diễn từng đến phủ quan sát sứ cầu kiến nhưng lại không biết nội dung trò chuyện cụ thể của bọn họ.
“Tiếp tục chú ý đặc biệt đến tình hình của các thư viện lớn, mau chóng đưa thứ bổn tọa từng căn dặn ra.” Uông Ấn căn dặn.
“Vâng, đốc chủ!” Yến Thiên Quân lập tức trả lời.
Sau khi Yến Thiên Quân rời khỏi đó, Uông Ấn hỏi Đường Ngọc: “Quan viên của Công Bộ và Hộ Bộ đã đến chưa?”
“Bẩm đốc chủ, bọn họ đã rời khỏi Kinh Triệu, hẳn là một, hai ngày sau hội thơ sẽ đến.”
Chuyện công trình thủy lợi và kho lương thực Giang Nam đã được đưa ra vào đầu năm, hiện tại đã là cuối tháng ba, cũng cách thời điểm đó hai, ba tháng.
Trong khoảng thời gian này, giám sát của Ngự Sử Đài đã bí mật điều tra về tình hình liên quan từ sớm, đồng thời xác nhận trong hai mặt này đều tồn tại rất nhiều vấn đề. Mục đích của quan viên Công Bộ và Hộ Bộ khi đến đây chính là sửa chữa và truy cứu trách nhiệm.
Bất kể Cố Tổ Phân nghĩ như thế nào khi chủ trì hội thơ Cô Sơn, thì sau khi hội thơ này qua đi, quan viên đạo Giang Nam đều sẽ tập trung lực chú ý vào chuyện công trình thủy lợi và kho lương thực. Vậy nên, tất nhiên ông ta cũng sẽ không còn thời gian để quan tâm tình hình thư viện nữa.
Đối với Uông Ấn thì đây là một thời cơ tốt.
Diệp Tuy đến gặp Uông Ấn, nói: “Bán Lệnh, chúng ta nên dẫn Vân nhi đến xem hội thơ Cô Sơn, để nó biết tài năng của Tôn Trường Uẩn.”
Diệp Tuy rất có lòng tin với Tôn Trường Uẩn, tin rằng y chắc chắn sẽ rạng danh trong hội thơ Cô Sơn.
Từ sau lần tập hội ở bên Tây Hồ, Trịnh Vân Hồi luôn bám lấy Tôn Trường Uẩn và hỏi đủ thứ.
Đời trước Tôn Trường Uẩn là tả bộc xạ Thượng Thư của Thái Ninh Đế, đôi vua tôi này khá là hòa thuận, hiện giờ cũng có liên hệ mật thiết.
Nàng rất vui mừng khi thấy cảnh này, đồng thời dặn dò Khánh bá bảo vệ bọn họ cho tốt.
“Đương nhiên, cho nó xem nhiều một chút cũng tốt, mà việc tham gia hội thơ Cô Sơn này cũng tốt với Tôn Trường Uẩn.” Uông Ấn đáp.
Hắn dừng một lát rồi tiếp tục: “A Ninh, nàng cảm thấy Tôn Trường Uẩn có thể thắng sĩ tử của đạo Giang Nam à?”
Diệp Tuy cười đáp: “Thiếp tin y có thể thắng... Bán Lệnh cũng nghĩ thế đúng không?”
Uông Ấn cười ha ha: “Nếu như Tôn Trường Uẩn không thể thắng sĩ tử đạo Giang Nam thì uổng công Tạ Giới và bổn tọa dạy dỗ rồi.”
Đây là hội thơ Cô Sơn nhưng quy trình và nội dung thi lại rất giống cuộc thi khoa cử của triều đình, có thể nói là một cuộc thi khoa cử cỡ nhỏ.
Thảo nào sự khoan dung của hoàng thượng với thư viện của đạo Giang Nam ngày một thấp hơn...
Tôn Trường Uẩn đã tự trải qua quy trình này, hơn nữa sự hiểu biết của y cũng hơn xa những sĩ tử đạo Giang Nam ấy.
Việc khiến Tôn Trường Uẩn rạng danh chính là điều Uông Ấn cần, hơn nữa y chắc chắn sẽ rạng danh, không còn khả năng nào khác có thể xảy ra.
Người bên Tây Hồ ngày càng nhiều vào ngày hội thơ Cô Sơn tổ chức, phủ Hàng Châu cũng cố ý phái rất nhiều người duy trì trật tự nên dù nơi này đông đúc nhưng vẫn không rối loạn.
Hội thơ này vừa là một cuộc thi vừa là một cơ hội biểu diễn tài năng, các sĩ tử và trí thức từng gây chú ý trong hội thơ đều có danh vọng và sức ảnh hưởng khác biệt tại đạo Giang Nam.
Bởi thế, cả thư viện lẫn sĩ tử đều vô cùng xem trọng mỗi một hội thơ Cô Sơn.
Uông Ấn trông thấy Cố Tổ Phân trên đài Cô Sơn, quả nhiên những gì Yến Thiên Quân bẩm báo không sai, ông ta thật sự là người chủ trì hội thơ lần này.
“Cuộc hội họp long trọng tại đạo Giang Nam lần này vừa là một cuộc thi cho các thư viện và sĩ tử, vừa là hành động khẳng định và tuyên dương mọi người. Văn học đạo Giang Nam phát triển tốt và đã bồi dưỡng rất nhiều người có tài cho nước ta, là phúc của quốc gia. Hoàng thượng có chỉ, đặc biệt lệnh bổn quan chủ trì hội thơ Cô Sơn lần này như lời khẳng định!” Cố Tổ Phân nói.
Trên đài Cô Sơn tập trung rất nhiều người, trong đó có những nhà quyền quý và bậc túc nho tại đạo Giang Nam. Bọn họ đều cảm thấy gì đó bất thường trong lời nói của Cố Tổ Phân.
Sắc mặt của Chu Diễn và viện trưởng của những thư viện khác đều hơi thay đổi, đặc biệt là Chu Diễn nhìn về phía Cố Tổ Phân với vẻ kinh ngạc.
Phụng ý chỉ của hoàng thượng là gì? Tại sao lại là phụng ý chỉ của hoàng thượng? Rõ ràng ông ta đồng ý chủ trì hội thơ Cô Sơn vì nó có thể lập công mà!
Cố Tổ Phân cố ý kéo quan hệ giữa hội thơ và triều đình lại nên nói rằng mình phụng theo ý chỉ của hoàng thượng, rốt cuộc là có ẩn ý gì đây?
Uông Ấn bình tĩnh nhưng trong lòng lại suy nghĩ: Cố Tổ Phân chủ trì hội thơ Cô Sơn theo ý của hoàng thượng, nhưng hoàng thượng hạ chỉ từ khi nào? Hoàng thượng cũng phái ông ta đến đạo Giang Nam để kiểm soát giới văn học này ư?
Diệp Tuy cũng nghĩ rằng lời nói của Cố Tổ Phân có chứa ẩn ý, nàng nhanh chóng suy nghĩ rồi bỗng hiểu ra.
Nếu như mọi chuyện giống như suy đoán của nàng thì điều Cố Tổ Phân đang nói đến chính là chuyện sẽ xảy ra trong năm đầu Thái Ninh!
Nàng kề sát vào Uông Ấn và khẽ nói một cách vội vã: “Bán Lệnh, môn đệ thiên tử!”

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.