Người lạ đến Kinh Hoa thành mở cửa hiệu buôn rượu, chỉriêng việc tìm mặt bằng địa điểm thôi cũng phải đi quan hệ xã giao cả thángtrời mới xong. Nhưng đoàn người Vân vĩ lang, ai nấy đều là nhân tài tinh hoa,chỉ chưa đến mười ngày đã lo liệu xong tất cả mọi việc vặt vãnh đó. Mấy ngàysau, Bạch Quý lại theo sói đến mấy con phố nhỏ, lấy giá cao làm mồi nhử thuyếtphục dân chúng ủ rượu bán cho bọn hắn để bọn hắn mua đi bán lại.
Làm như vậy là vì Vân vĩ lang cho rằng mua bán rượutuy chỉ để ngụy trang, nhưng nếu đã làm ăn thì cũng phải ra vẻ một thương nhânchính cống, là phải mưu toan vì lợi lộc, thấy tiền là sáng mắt. Rượu Trầm Đườngmặc dù thơm ngon tuyệt vời, nhưng giá thành vốn liếng khá cao, ban đầu buôn bánrất khó thu lợi. Nhưng dân thường con nhà nghèo ủ rượu khác hẳn, nhiều chủngloại, nguyên liệu phí tổn thấp, hương vị thuần, thu mua vào rồi đổi lại bằngdanh hiệu riêng của cửa hiệu, đội giá cao lên, có thể kiếm chác nhiều hơn.
Vì bận những việc như thế, đảo mắt một cái đã hơn mườingày trôi qua. Khí hậu miền Nam ấm lên rất nhanh. Hôm nay mười sáu tháng Ba,sắc xuân đã sớm tưng bừng, Thư Đường toàn thân một bộ xiêm y màu xanh nhạt đangngồi xổm dưới giàn nho đếm từng vò rượu.
Đếm xong, nàng ôm lấy một vò rượu nhỏ, vừa quay ngườilại đã thấy Nguyễn Phượng đang đứng sau lưng.
Điệu bộ Nguyễn Phượng như đã đứng đó đợi nàng từ lâulắm rồi. Hắn thấy Thư Đường thu dọn xong xuôi, đeo một chiếc túi bằng vải bốnhỏ lên vai, biết là nàng muốn ra ngoài. Nguyễn Phượng cười nói: "Trướcgiờ bận việc quá, hôm nay mới rảnh đến thăm muội. Không ngờ lại không đúng lúc,muội lại đang muốn đi ra ngoài."
Thư Đường thấy Nguyễn Phượng, trong lòng vui vẻ. Nàngđặt mấy vò rượu nhỏ lên chiếc bàn đá bên cạnh, lấy mấy tấm ngân phiếu trongchiếc túi bằng vải bố ra: "Nguyễn Phượng ca, đây là tiền kết sổ hai thángvừa rồi, ta gửi trả cho Tứ thúc và tiểu Côn bọn họ. Ca giúp ta chuyển cho bọnhọ nhé, được không?"
Tứ thúc, tiểu Côn là những người Nguyễn Phượng thuê ủrượu giúp Thư Đường.
Nguyễn Phượng liếc mắt nhìn bí phương ủ rượu, nhăn màylại nói: "Đã nói mấy lần rồi, bán rượu được bao nhiêu bạc, muội cứ giữ lạiđi. Còn bọn Tứ thúc đã có ta trợ cấp rồi."
Thư Đường nghiêm trang lắc lắc đầu: "Như vậykhông được. Nguyên liệu ủ rượu là do Nguyễn Phượng ca tìm giúp ta. Tào đại camua rượu, cũng do ca giới thiệu cho ta. Ngay cả công ủ rượu, cũng do Tứ thúcbọn họ giúp ta làm hết. Ta cùng lắm là chỉ chạy tới chạy lui giao rượu, khôngnên cầm hết toàn bộ ngân lượng kiếm được."
Nguyễn Phượng biết là cãi không lại Thư Đường, đànhphải cầm lấy mấy tờ ngân phiếu. Ánh mắt hắn lại đảo qua trên người nàng, nói:"Mới vừa rồi ta tới, không thấy hai con chó ngao đâu, còn hai con la nhỏthì đứng cạnh cửa, bộ muội tính đi đâu hay sao?"
Thư Đường đang khom người ôm vò rượu vào lòng, nghehắn nói mà trong lòng vui vẻ. Vừa đi cùng Nguyễn Phượng ra phòng ngoài vừa nói:"Hôm nay cha ta đến miếu dâng hương, Măng Tây Cải Trắng đi theo rồi.Nguyễn Phượng ca, hôm bữa ta có một khách hàng mới, có một vị công tử muốn muarượu Trầm Đường, hôm nay ta đi ký kết giao dịch với hắn."
Nói xong, hai người đã ra khỏi khách điếm Thư gia. ThưĐường đóng cửa khách điếm lại, đặt vò rượu cẩn thận lên xe. Nàng cầm chiếc roingựa nhỏ, nói với Nguyễn Phượng: "Nguyễn Phượng ca muốn về Vương phủ sao,ta thuận đường đưa ca một đoạn."
Thân phận Nguyễn Phượng hôm nay đâu còn như xưa. Hainăm trước, sau khi Tam đại thế gia Phương Đường Thu tan rã, Lục Vương gia, tứclà cha ruột của Nguyễn Phượng, lấy danh nghĩa "nghĩa tử" mà rước hắntrở về Vương phủ. Trong vụ khiến cho Tam đại gia tộc tan rã, không thể không kểđến công lao của Nguyễn Phượng, từ đó về sau, quốc vương của Nam Tuấn quốc liềnphong cho Nguyễn Phượng làm Tiểu vương gia.
Chiếc xe lừa này của Thư Đường là nàng bỏ tiền mua đểchạy tới chạy lui buôn bán. Mặc dù xe lừa không quá nhỏ, nhưng hình dáng trongngoài gì cũng không thể xứng với thân phận vàng rực chói lóa của một tiểu vươnggia như Nguyễn Phượng.
Thế nhưng Nguyễn Phượng không hề ngại, cười đáp mộttiếng "Được", cuốn vạt áo lên ngồi vào bên cạnh Thư Đường.
Tiếng roi vang lên thanh thúy, hai con la nhỏ lập tứclộp cộp lộp cộp lao đi. Con phố dài sầm uất đầy sắc xuân khiến Thư Đường hứngthú hết nhìn Đông rồi lại nhìn Tây. Nguyễn Phượng lại bận suy nghĩ về chuyệnkinh doanh.
Không ngờ loại rượu Trầm Đường làm từ lúa mì ThanhKhoa phía Bắc giá thành cao như vậy cũng có người muốn mua đi bán lại.
Nguyễn Phượng nhăn mày lại hỏi: "A Đường, mới vừarồi muội nói có khách hàng mới muốn mua rượu, đó là ai vậy?"
Động tác trong tay Thư Đường ngưng lại một chút, quamột lát sau, nàng đáp: "Là một... một vị công tử họ Vân. Hắn tên là VânDiệp, là người vừa mới đến Kinh Hoa thành."
"Họ Vân?" Hàng lông mày của Nguyễn Phượngcàng nhăn hơn. Suy nghĩ một hồi, hắn nói với Thư Đường: "A Đường, đơn hàngnày có ký hay chưa cũng không cần thực hiện nữa. Chi bằng hôm nay muội từ chốihắn đi. Sau này nếu muốn bán thêm rượu, ta sẽ thương lượng lại với TàoThăng."
Thư Đường nghe xong giật cả mình. Nàng quay đầu lạinhìn Nguyễn Phượng một hồi, rồi quay mặt sang chỗ khác nhìn con la. "Khôngđược, ta không thể cứ dựa dẫm vào sự giúp đỡ của Nguyễn Phượng ca. Ta phải cốgắng bán rượu. Về sau có thêm bạc cũng tốt, ... Ta sẽ dẫn cha đi du ngoạn xungquanh, xem chỗ này chỗ kia một chút để mở mang kiến thức."
"Nhưng muội chỉ là một cô nương..."
"Vân công tử kia rất tốt." Thư Đường nói"Lúc Tào đại ca nói với hắn đây là lần đầu ta buôn bán với người lạ, hắnliền nói, sau này hắn thu mua rượu Trầm Đường, dù có bán được hay không hắncũng sẽ ứng bạc trả trước cho ta."
Nói đến đây thì xe đã đến chỗ rẽ vào cổng Lương vươngphủ, Nguyễn Phượng xuống xe, suy nghĩ một hồi rồi dặn dò nàng: "Nếu đãvậy, muội muốn thực hiện chuyến giao dịch này thì cứ làm. Nhưng lúc ký hợp đồngphải cẩn thận, không nên quá dễ dãi bán rẻ, phải chờ đối phương ra giátrước."
Thư tiểu Đường gật gật đầu.
Nguyễn Phượng lại trầm ngâm một hồi rồi nói tiếp:"Nếu bàn chuyện làm ăn, vì là chuyện của chính mình nên có người đi theokhông tiện."
Thư tiểu Đường lại gật gật đầu.
Nguyễn Phượng còn muốn nói gì đó tiếp, nhưng Thư Đườngđã nhanh hơn một bước, cắt ngang nói: "Nguyễn Phượng ca, ca yên tâm đi. Tađi Vọng Quy lâu bàn bạc chuyện làm ăn với Vân công tử, có Tào đại ca ở đó, nếugặp chuyện khó xử, ta sẽ tìm hắn nhờ giúp mà."
Nguyễn Phượng nghe xong mới yên tâm được một chút. ThưĐường vừa vỗ con la rời khỏi, Nguyễn Phượng lại ở phía sau nhắn thêm:"Hiện giờ ta đang có chút việc trong người, đợi xong xuôi rồi, ta sẽ đếnVọng Quy lâu xem sao."
Nhưng nói chưa xong thì hai con la đã chạy được mộtđoạn, nên Thư Đường cũng không có nghe rõ lắm.
Vân Trầm Nhã chọn một căn phòng nhỏ trên lầu hai, kếbên cửa sổ, có thể nhìn toàn cảnh con phố bên dưới. Hắn đến sớm nửa canh giờ,không có việc gì làm, dõi mắt ra cửa sổ nhìn đông nhìn tây một hồi. Trên conphố có một nhành liễu mới mọc. Sói nghĩ thầm trong bụng, nhành liễu này trôngcũng được nhưng chẳng có chút khí phách nào, xa như Bắc Hoang, gần như Nam Tuấnquốc, ở đâu cũng có loại cây liễu như thế này, tùy tiện là có thể tìm thấy hàngđống. Cũng không hiểu tại sao tức phụ nhi của hắn, thật ra là tức phụ nhi củađệ đệ hắn - Thẩm Mi - lại cố tình thích cái loại cây không có khí phách như thếnày.
Vân vĩ lang nghĩ đến đây, trong lòng không khỏi cảmthán, trên thực tế, Thư tiểu Đường thích dây hoa mướp, so ra cũng đâu có kháhơn Thẩm Mi này bao nhiêu.
Thói đời thật đúng là khiến người ta tan nát cõi lònga!
Một tràng tiếng vó lừa lộp cộp khiến Vân Trầm Nhã bừngtỉnh trong suy tư. Vân vĩ lang duỗi tay ra chống lên tường, ló đầu ra ngoài cửasổ nhìn xem. Đầu đường xuất hiện một chiếc xe lừa nhỏ. Xe đến gần, một vị cônương nhảy xuống.
Cô nương này dung mạo rất mỹ lệ, mặc một bộ xiêm yxanh biếc như nước hồ, trên vai đeo một chiếc túi nhỏ may bằng vải bố dài đếnthắt lưng, khiến nàng trông càng động lòng người hơn.
Vị cô nương này chính là Thư Đường - Thư thỏ. Sói ngắmnhìn mà hôn mê choáng váng, đôi đồng tử lóe lóe lên, cặp mắt cong lên như trăngrằm.
Rót sẵn hai tách trà nóng hầm hập, ngoài phòng liềnvang lên tiếng gõ cửa. Sói ba đuôi ngồi nghiêm chỉnh, mời thỏ vào nhà, mời thỏngồi xuống, nghiêm trang bàn chuyện làm ăn với thỏ.
Thỏ nói: "Vân công tử, ngài ra giá là baonhiêu?" Sói hỏi: "Rượu Trầm Đường bán cho Vọng Quy lâu với giá baonhiêu?" Thỏ nói: "Năm lượng ba mươi mốt đồng." Vì thế sói nói:"Vậy ta trả bảy lượng đi." Thỏ vô cùng sửng sốt kinh ngạc.
Một lát sau, thỏ nói: "Vân công tử, ngài muốn muasố lượng bao nhiêu vò?" Sói cười hỏi: "Mỗi tháng rượu Trầm Đường báncho Vọng Quy lâu bao nhiêu vò?" Thỏ trả lời: "Trước kia hai mươi bảyvò, nay ba mươi bốn vò." Vẻ mặt sói thoải mái nói: "Vậy đặt năm mươivò đi." Thỏ vô cùng sợ hãi.
Thư Đường do dự, nhất thời không biết phải mở miệngnhư thế nào. Vân Trầm Nhã thấy mặt nàng lộ vẻ khó xử, bèn nói: "Năm mươivò, nếu ngươi cảm thấy ít, ta có thể tăng thêm chút nữa."
Lúc này dĩ nhiên là hắn đã đem đạo lý "Thân làthương nhân chân chính, cần phải lấy lợi lộc làm trọng, thấy tiền là sángmắt" quên sạch sẽ hết.
Thư Đường vội nói: "Không phải vậy đâu, Vân côngtử." Nói xong, nàng lại thấp giọng nói tiếp: "Ta thấy, năm mươi vòhơi bị nhiều quá."
Vân Trầm Nhã sửng sốt.
Thư Đường giải thích: "Rượu Trầm Đường này là dota và vài tiểu nhị khác cùng ủ. Nhân lực và nguyên liệu đều có giới hạn, nhấtthời, nhất thời không thể làm ra nhiều như vậy."
Vân Trầm Nhã vui vẻ cười rộ lên, hắn lại rót trà vàotách cho cả hai người "Vậy Thư cô nương cảm thấy bao nhiêu vò là thích hợpthì cứ bán cho ta bấy nhiêu vò đi."
Thư Đường nói: "Chuyện này ta phải trở về tínhlại."
Vân Trầm Nhã ngước mắt liếc nhìn nàng một cái, thảnnhiên cười nói: "Không vội."
Thư Đường chỉ cảm thấy ánh mắt của hắn khá quen thuộc.Ngẩn người, nàng không kềm được nói: "Vân công tử, cám ơn ngươi. Lúc trướcta cũng có quen một vị công tử họ Vân, cách nói chuyện của hắn cũng giống nhưngươi vậy."
Lời vừa dứt, bàn tay cầm ấm trà của Vân Trầm Nhã khẽrun lên. Ngoài cửa sổ có trận gió thổi vào, mang theo chút cảm giác mát mẻ,nhưng ánh mặt trời mùa xuân vẫn chói chang như trước. Vân vĩ lang trầm mặctrong chốc lát, bỗng nhiên quay đầu lại nhìn nàng, hỏi: "Rượu này tên làTrầm Đường, là vì nguyên nhân gì?"
Thư Đường ngẩn ra, cúi đầu xuống. Không bao lâu sau,nàng ngập ngừng nói: "Vân công tử, chuyện này...ta có thể không trả lời,có được không?"
Trong lòng bỗng dưng căng thẳng, Vân Trầm Nhã há mồm,chỉ hô lên được một chữ: "Ngươi..." có thể đoán ra lời còn chưa nói,ngừng một lát, hắn lại bày ra vẻ mặt vân đạm phong khinh cười nói: "Được,không cần trả lời ta."
Thư Đường vẫn gục đầu xuống, dường như có chút xấu hổ.Một hồi sau lấy lại tinh thần, nàng ngẩng đầu lên hỏi: "Vân công tử đến từThần Châu Anh Triêu quốc, là người ở phương nào?"
Vân Trầm Nhã cười nói: "Tại hạ là người ở Vĩnhkinh."
Thư Đường mím môi, trầm mặc một lúc lâu, nàng lại hỏi:"Vậy Vân công tử có từng đi qua Giang Nam chưa?"
Vân Trầm Nhã ngẩn ra, yết hầu giật giật, ngưng thầnnhìn nàng mà không trả lời.
Thư Đường chỉ nghĩ là hắn không kịp phản ứng, lạicuống quít khoa tay múa chân, nói: "Giang Nam có thể chèo thuyền du ngoạntrên sông, mui thuyền thấp, lắc lư bềnh bồng, bên trong có ngọn nến mờ ảo, có thểẩm rượu, có thể ngủ."
..."Thật ra phong cảnh nơi này nhìnthật giống Giang Nam, chèo thuyền du ngoạn trên sông, mui thuyền thấp, lắc lưbềnh bồng, bên trong có ngọn nến mờ ảo, có thể ẩm rượu, có thể ngủ."...
..."Giang Nam? Là quê hương của Vânquan nhân sao?"...
..."Vân quan nhân, sau này ta sẽdành dụm kiếm tiền, đủ bạc rồi ta sẽ đi Giang Nam thăm chàng."...
Đó là những lời hắn đã nói với nàng lúc trước. Hai nămnay, một chữ nàng vẫn nhớ kỹ không quên.
Ngửa đầu uống một ngụm trà, rõ ràng là trà đã nguội,nhưng uống vào lại nghe nóng như bỏng cả tim phổi. Ngực đột nhiên đau nhói lên,nụ cười trên mặt Vân Trầm Nhã sắp không thể giữ nổi: "Tại sao...lại hỏinhư vậy?"
ThưĐường ngẩn người, nghiêng đầu nhìn xem cảnh náo nhiệt ngoài cửa sổ. Giây látsau, nàng vẫn cười, sâu tận đáy đôi mắt trong suốt lấp lánh ươn ướt như mặtnước hồ thu: "Vân công tử, ngươi kể cho ta nghe một chút chuyện về GiangNam đi. Ta vẫn muốn đi thăm nơi đó một chút, nhưng vẫn chưa thể điđược..."