Mày mò cả đêm, cuối cùng ta cũng vẽ xong một bức mỹ nữ nửa kín nửa hở. Ta dùng kỹ thuật vẽ hiện đại, lại dùng loại bút chì than tự chế, thế là vẽ ra một bức mỹ nhân sống động như thật, dáng vóc thì vô cùng quyến rũ.
Cả nhà nhìn thấy đều ngượng chín cả mặt. Sáng hôm sau, cả nhà nhờ ca ca mang hai bức tranh ra chợ bán thử.
Ca ca mặt mày đỏ gay: "Sao lại bắt ta đi bán? Ta không đi đâu!"
Ta liền vặn họng hắn: "Nhà mình bị tịch thu là do ai với phụ thân gây ra? Giờ ngươi lại chẳng kiếm được xu nào, chẳng lẽ không nên gánh vác trách nhiệm hay sao?"
Ca ca nghe vậy thì im thin thít một hồi, cuối cùng đành ngậm ngùi ôm tranh ra chợ. Ta còn dặn hắn, mỗi bức tranh phải bán được một lượng bạc, nếu không thì cứ từ từ hạ giá sau.
Đến tối mịt thì ca ca trở về nhà với hai bàn tay trắng.
Bán hết cả chứ?"
"Bán hết rồi."
"Được bao nhiêu tiền?"
Ca ca nghe vậy thì mặt mày hơi lạ: "Tranh của Tứ di nương thì được mười đồng, còn... bức tranh kia thì được hẳn một lượng bạc."
Cả nhà nghe xong thì vừa mừng vừa lo.
Một lượng bạc cơ á!
Thế mà cũng bán được tận một lượng bạc!
Có nhiều tiền như vậy, ai nấy cũng quên hết cả ngại ngùng, chỉ muốn ta vẽ thêm thật nhiều tranh.
Tứ di nương thì hơi buồn rầu, nhưng cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần: "Nếu vậy thì để ta giúp việc cho."
Ta liền an ủi nàng: "Mấy người đó mắt mũi kèm nhèm, không biết thưởng thức cái đẹp cao nhã đâu."
Nàng chỉ cười trừ cho qua. Kể từ đó, cả nhà chính thức "khởi nghiệp" bằng tranh xuân cung đồ.
Từ xưa đến nay, phàm là "kinh doanh vốn tự có" thì kiểu gì cũng "trúng mánh".
Kỹ thuật vẽ của ta lại có phần "điêu luyện" hơn người, tranh vẽ ra vừa bạo vừa lửa, thành ra bán đắt như tôm tươi.
Đến cuối tháng chia tiền, mỗi người cũng bỏ túi được chừng mười lượng bạc.
Phụ thân thấy chúng ta kiếm ra tiền thì lại muốn chia chác, cả nhà miễn cưỡng nộp cho ông một ít.
Đến tháng thứ hai, ngoài chợ bắt đầu xuất hiện nhiều người bán tranh xuân cung hơn, tranh của bọn họ lại còn hao hao giống tranh của ta.
Thế là tranh của ta bắt đầu ế ẩm.
Ai bảo người xưa "chân đất mắt toét"? Người ta chỉ cần hai tháng là có thể copy được bảy tám phần rồi. Nhưng cả nhà cũng chẳng lấy làm lo lắng, vì lúc tranh "hot" nhất thì chúng ta đã "vớ bẫm" rồi.
Giờ có chút vốn liếng trong tay, kể cả sau này tranh xuân cung hết thời thì cũng chẳng lo c.h.ế.t đói. Ông quan ở Hạc Thành cũng là người biết điều, biết dân chúng làm ăn khó khăn nên cũng "mắt nhắm mắt mở" cho qua.
Ca ca thì đúng là "hết hồn", cả đời hắn cố gắng gây dựng danh tiếng mà chẳng ăn thua, ai dè bán tranh "mát mẻ" lại nổi như cồn khắp kinh thành.
Mà hắn thì lại chẳng muốn nổi danh theo cái kiểu "thị phi" này. Nhưng đời đúng là lắm chuyện oái oăm, người ta đồn nhau ầm ĩ về tranh của hắn, còn gọi hắn là "tiên sinh" với vẻ rất kính trọng.