Xuyên Không: Vương Gia Vô Dụng Lột Xác

Chương 128: Không phụ Như Lai không phụ khanh




Người bình thường cũng có thể nhìn ra, Liễu Không phí sức như vậy, chính là để giới thiệu lợi ích của tảo tía với các vị khách ngồi ở trên ghế, với cách nói của phật giáo, có nhân thì sẽ có quả, cho nên Liễu Không làm vậy nhất định phải có nguyên nhân của mình.
Chỉ thấy Liễu Không sau khi nghe được câu hỏi của Triệu Nhan thì nét mặt lộ ra nụ cười khổ sở, hai tay hợp thành chữ thập rồi hành phật lễ nói: - Quận vương nói không sai, tiểu tăng tốn nhiều sức lực để giới thiệu tảo tía với mọi người, nguyên nhân thì rất đơn giản, đó chính là hy vọng mọi người sẽ nhớ mùi vị của tảo tía, sau này có thể mua 1 ít tảo tía.
- Mua mua tảo tía? Nghe được nguyên nhân mà Liễu Không nói, không những Triệu Nhan ngẩn người ra, mà cả Tô Thức ở xung quanh cũng ngẩn người ra, họ dù thế nào cũng không nghĩ ra, Liễu Không người xuất gia như vậy cuối cùng lại nói ra 1 câu trả lời con buôn như vậy?
- Sư đệ, nếu như đệ muốn xây thêm Hương Tích tự thì đâu cần phải đi bán tảo tía? Liễu Nguyên hoà thượng cũng rất kinh ngạc, nghĩ qua nghĩ lại thì cũng chỉ nghĩ ra được nguyên nhân này. Đối với những người khác thì càng mơ hồ, nghe nói với danh tiếng bây giờ của Liễu Không, nếu như muốn xây thêm Hương Tích tự thì e là sẽ có vô số quan lại đến mà tranh nhau quyên góp tiền, làm sao mà cần bản thân mình phải đi buôn bán?
Đối mặt với sự hoài nghi của mọi người, chỉ thấy Liễu Không lại chắp tay thành chữ thập hành lễ nói: - Tiểu tăng không phải vì bản thân, mà là vì những ngư dân ven biển khổ sở mà thỉnh cầu, các vị nếu có thể mua nhiều tảo tía thì họ lại có thể có thêm 1 phần thu nhập, giảm thiểu số lần ra khơi của họ, như vậy thì có thể giảm thiểu đi chút thương vong
Liễu Không nói đến đây, cuối cùng cũng nói ra được nguyên nhân mà mình cố gắng đề cử tảo tía, thì ra chính vào năm trước, Liễu Không ra ngoài dạo chơi, cuối cùng lại đến ven bờ Tuyền Châu, kết quả là phát hiện cuộc sống của ngư dân ở đó rất khốn khổ, mắc bệnh lại không có tiền cứu chữa, vừa đúng là Liễu Không tinh thông y thuật, cho nên đã sống ở ven bờ, vừa giúp ngư dân trị bệnh, vừa phát huy phật pháp với những ngư dân đó.
Cũng trong thời gian đó, Liễu Không dần dần hiểu rõ cuộc sống khốn khổ của ngư dân ven bờ, vì đất đai của vùng biển bạc màu, vốn không thích hợp trồng trọt, cho nên những ngư dân ở ven bờ đó đều dựa vào đánh cá mà sinh sống, nhưng mà đại hải vô tình, đánh cá càng dựa vào vận khí mà sinh sống, e là những ngư dân có kinh nghiệm đi chăng nữa cũng có khi ra khơi mấy ngày mà không thu hoạch được gì, hơn nữa còn phải đóng các loại thuế, cho nên cuộc sống của ngư dân đa phần đều là rất khốn khổ, nếu không đã không xuất hiện vấn đề có bệnh mà không có tiền để chữa trị.
Ngoài ra, các ngư dân mỗi ngày đều dựa vào những con ngư thuyền đơn sơ của mình phiêu bạt trên biển, chỉ cần không cẩn thận thì thuyền hỏng người chết, vùng duyên hải làng chài gần như là cục diện nữ nhiều hơn nam, nguyên nhân chủ yếu nhất là tỷ lệ thương vong của nam đi ra khơi rất cao, thậm chí có những thôn ngoài người cao tuổi và những đứa trẻ ra thì còn lại gần như đều là phụ nữ, các hộ đều xây bài vị cho các nam nhi trong nhà của mình, vì thế có thể biết sự nguy hiểm lớn như thế nào khi đi ra khơi.
Liễu Không khi nói đến sự nguy hiểm lớn như thế nào khi các ngư dân ra khơi thì lại thở dài nói: - Khi ta ở bên ven bờ chữa bệnh cho mọi người, thì từng gặp 1 nữ thí chủ mắc bệnh, lúc đó bà ta đã 70 mấy tuổi, theo như bà ta nói, bà đã có 7 đời chồng, người chồng nào cũng chết ở trên biển, người chồng mà sinh sống với bà ta lâu nhất chỉ có 5 năm, ngoài ra bà ta đã hạ sinh 8 đứa con với 5 người chồng, trong đó có 6 đứa con trai, kết quả trong 6 đứa con trai có thể sống đến 30 tuổi thì chỉ có 1 người, 5 người còn lại thì đều chết ở trên biển, người cuối cùng sở dĩ còn sống sót là vì khi đi ra biển chân bị thương, sau này cũng không thể ra biển được nữa, các đứa cháu hiện giờ của bà cũng đang vùng vẫy giành sự sống ở trên biển, không biết là khi nào có thể chết ở trên biển?
Tô Thức và mọi người sau khi nghe câu chuyện bi thảm của lão phu đó, ai cũng lộ ra thần sắc kinh ngạc, họ thật sự không thể tưởng tượng được trên đời này lại có bi kịch như thế? Ngay cả Triệu Nhan người mà nghe quen những chuyện bi thảm ở kiếp sau nghe đến đây cũng có chút lay động, hắn thật sự không nghĩ đến người đàn bà bình thường này lại phải cần bao nhiêu sức mạnh tâm lý lớn mới có thể bước ra khỏi sự đả kích tàn khốc liên tiếp như vậy, có lẽ đây chính là tính dai dẻo của nhân dân lao động thời cổ đại, cũng chính nhờ vào tính dai dẻo này mà nhân dân Trung Nguyên mới có thể đứng lên trong sự đả kích liên tiếp như thế.
Triệu Nhan họ còn chưa tỉnh lại trong câu chuyện bi thảm đó thì lại nghe Liễu Không lại 1 lần nói với giọng nói đau khổ: - Từ sau khi ta phát hiện vận mệnh bi thảm của những ngư dân đó thì đã ước nguyện trước mặt Phật tổ nhất định sẽ những ngư dân đó thoát khoát khỏi vận mệnh chết trên biển.
Nói đến đây, Liễu Không dừng lại 1 chút và nói tiếp: - Chỉ là năng lực của ta có giới hạn, sinh sống ở ven biển được 1 năm, mới phát hiện tảo tía loại thực phẩm này, nó chủ yếu mọc lên tại biển, khi thu thập thì rất an toàn, hơn nữa sản lượng cũng rất lớn, quan trọng nhất là mùi vị của tảo tía rất ngon, đáng tiếc là ngoài những ngư dân trên biển ra, lại có rất ít người ăn nó, cho nên ở trong hoàn cảnh này, ta nghĩ đến cách quảng bá tảo tía cho mọi người với sức lực của mình, nếu như người trên đất liền cũng đồng ý bỏ tiền để mua tảo tía thì những ngư dân đó cũng có thêm 1 con đường kiếm tiền rồi, tuy nhiên không thể để tất cả những ngư dân đó không ra biển hết được, nhưng từ đó cũng có thể cứu vãn được tính mạng của ngư dân.
Sau khi Liễu Không nói xong, hai tay hợp lại đứng đó cúi đầu không nói gì, dường như là còn đắm chìm trong vận mệnh bi thảm của những ngư dân vùng duyên hải không thể kiềm chế được, Triệu Nhan và mọi người lúc này cũng bị ảnh hưởng bởi số phận bi thảm của những ngư dân, ai cũng đều cúi đầu không biết nói gì hơn?
- Liễu Không đại sư thề nguyện như thế thật làm cho bổn vương vừa khâm phục lại hổ thẹn, việc tảo tía không thể chỉ để Liễu Không đại sự 1 mình giúp lực, bổn vương cũng tận sức lực của mình giúp đại sư quảng bá tảo tía! Cuối cùng vẫn là Triệu Nhan mở lời trước, tuy hắn biết có chút khờ dại khi chỉ dựa vào tảo tía mà muốn ngư dân thoát khỏi số phận của mình, nhưng mà còn đỡ hơn không làm gì cả, ngư dân có thể kiếm thêm đồng tiền trên việc bán tảo tía, thì sau này cũng không cần phải vì đồng tiền này mà vùng vẫy giành sự sống ở trên biển.
- Ta giúp nữa, tuy Tô mỗ bất tài, nhưng lại có thể viết được văn chương, nói với mọi người cuộc sống khổ cực của ngư dân, cùng với tấm lòng rộng rãi của Liễu Không đại sư!
Lúc này Tô Thức mở miệng nói, lời nói của y liền nhận được sự đồng ý của Tô Triệt và Lý Công Lân.
- Ta mặc dù là nữ nhi, nhưng lại rất khâm phục tấm lòng của Liễu Không đại sư, tuy ta không giúp được gì, nhưng ta mua nhiều chút tảo tía, sau đó để các tỷ muội quen biết quảng cáo với khách hàng thì vẫn được. Tiết Ninh Nhi lúc này đứng dậy nói, tuy cô ta có chút tham tiền, nhưng ở trên đại nghĩa này thì lại không chút do dự.
- Còn chúng tôi nữa, bổn sự khác thì chúng tôi không có, nhưng nói đến ăn uống thì lại là người lành nghề, ngoài ra ta lại rất quen những quan lại quyền quý thành Đông kinh, việc quảng cáo tảo tía với họ thì cứ giao cho ta và Hô Diên huynh đi! Tào Tung nhìn thấy Tiết Ninh Nhi mở lời cũng liền đứng lên nói, cậu ta tuyệt đối không để mất thể diện trước mặt Tiết Ninh Nhi đâu.
- A di đà phật, bần tăng sinh ra cái miệng tham ăn, trong phật môn cũng gọi là có tiếng chút, có lẽ cũng có thể giới thiệu tảo tía đến những ngôi miếu có tiếng. Liễu Nguyên đại hoà thượng lúc này cũng mở miệng nói, phật môn của Đại Tống hưng thịnh, đặc biệt là khắp nơi đều có những ngôi miếu có sức ảnh hưởng, nếu như những ngôi miếu này dẫn đầu ăn tảo tía thì tuyệt đối sẽ kéo theo các nơi khác đều ăn.
Nhìn thấy Triệu Nhan và mọi người đều tỏ vẻ đồng ý giúp đỡ, điều này khiến Liễu Không rất cảm kích, hợp tay lại nói: - A di đà phật, có sự giúp đỡ của các vị, thề nguyện mà tiểu tăng đã thề thì nhất định ít ngày nữa có thể thực hiện.
- Cứu nhân tức thị độ dĩ, sau này cũng không biết có bao nhiêu ngư dân vì đệ mà phúc mệnh, sư đệ lập ra công đức lớn như vậy, phật môn sẽ nhất định vì đệ mà hưng thịnh! Lúc này Liễu Nguyên vị hoà thượng mập này cũng kích động đứng dậy nói, thân là cao tăng có tiếng trong phật môn, trên người ông ta cũng đảm nhận trọng trách làm vinh dự đại phật môn, bây giờ nhìn thấy sư đệ của mình không những bác học đa tài, hơn nữa lại có tấm lòng như vậy, sau này nhất định có thể trở thành lãnh tụ của phật môn.
Đối với lời nói của Liễu Nguyên, Liễu Không lại rất khiêm tốn nói: - Sư huynh nói quá rồi, sư đệ làm việc chỉ cầu không thẹn với lòng, đối với việc sau này vô số ngư dân vì tảo tía mà được sống tốt, cũng có quan hệ mật thiết với sự giúp đỡ của các vị đây.
Nhưng mà ngay lúc này, Nhan Ngọc Như nãy giờ không có lên tiếng bỗng nhiên đứng nhẹ nhàng lên, ánh mắt như nước nhìn Liễu Không, khẽ hé miệng nói: - Đại sư lo lắng hết lòng để vô số ngư dân vì thế mà sống tốt, lòng từ bi có thể trời đẩt chứng giám, nhưng mà không biết đại sư có thể đem lòng từ bi của ngài phân chia ra 1 chút độ hoá cho tiểu nữ thoát khỏi biển khổ?
Xung quanh vang lên tiếng xì xào, Triệu Nhan và mọi người nghe đến đây đều xôn xao cả lên, Nhan Ngọc Như vừa mới bước vào thì luôn im lặng ngồi ở đó không có nói chuyện, đợi đến sau khi Liễu Không đến thần sắc có chút nhu hoà 1 ít, nhưng mà cũng là chưa có nói chuyện, chỉ là không ngờ cô ây không nói chuyện thì thôi, mà mới mở miệng lại thẳng thắn như vậy, theo Lý Công Lân trước đó có nói, đây gần như là tương đương với việc thổ lộ với Liễu Không trước mặt mọi người, dũng khí này thật sự không phải là nữ nhi bình thường nào cũng có.
Chỉ thấy Liễu Không sau khi nghe lời nói của Nhan Ngọc Như, vốn không hề bận tâm thì trên mặt cũng lộ ra vẻ mặt không nỡ, 1 lúc sau, mới hai tay hợp lại mà nói: - A di đà phật, thế gian tự hữu duyên pháp, từ lúc tiểu tăng xuất gia thì đã không còn duyên với hồng trần, sau này tìm một thâm sơn cổ tháp, thanh đăng cổ phật trường làm bạn đời mà thôi.
Nhan Ngọc Như nói xong những lời trên đó, tuy cố gắng duy trì vẻ mặt bình tĩnh, nhưng trong ánh mắt cô ấy lại toát ra sự mong đợi, nhưng mà sau khi nghe Liễu Không nói xong, Nhan Ngọc Như lại cảm thấy bị đả kích, lộ ra vẻ mặt rất thất vọng đứng đó, khoé mắt tràn ra hai hàng nước mắt, theo mặt của Như Ngọc mà chảy xuống.
Nhìn đến đây, Tô Thức và Liễu Nguyên bên cạnh cũng đều than thở, đối với họ thì Liễu Không và Nhan Ngọc Như quả là 1 đôi bích nhân, đáng tiếc là Liễu Không 1 lòng theo phật, lại từ chối tình ý của Nhan Ngọc Như, thật sự làm cho người ta cảm thấy đáng tiếc.
Lúc này Triệu Nhan nhìn đến tình cảnh thương tâm trước mặt, lại bỗng nhiên nghĩ đến 1 bài thơ được lưu truyền rộng rãi ở kiếp sau, liền không kiềm nổi mở miệng ngâm thơ: - Tăng lự đa tình tổn phạm hành Nhập sơn hựu khủng biệt khuynh thành Thế gian an đắc song toàn pháp Bất phụ như lai bất phụ khanh!
(Bài thơ "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh" của Thương Ưng Gia Thố - Bản dịch thơ:
Thẹn tình mình nhơ chốn nghiêm trang Vào núi tu hành,
Bóng Người mang Đời này cách nào trọn vẹn cả
Không phụ Như Lai, chẳng phụ nàng? _Ẩm Vũ dịch_) Người bình thường cũng có thể nhìn ra, Liễu Không phí sức như vậy, chính là để giới thiệu lợi ích của tảo tía với các vị khách ngồi ở trên ghế, với cách nói của phật giáo, có nhân thì sẽ có quả, cho nên Liễu Không làm vậy nhất định phải có nguyên nhân của mình.
Chỉ thấy Liễu Không sau khi nghe được câu hỏi của Triệu Nhan thì nét mặt lộ ra nụ cười khổ sở, hai tay hợp thành chữ thập rồi hành phật lễ nói: - Quận vương nói không sai, tiểu tăng tốn nhiều sức lực để giới thiệu tảo tía với mọi người, nguyên nhân thì rất đơn giản, đó chính là hy vọng mọi người sẽ nhớ mùi vị của tảo tía, sau này có thể mua 1 ít tảo tía.
- Mua mua tảo tía? Nghe được nguyên nhân mà Liễu Không nói, không những Triệu Nhan ngẩn người ra, mà cả Tô Thức ở xung quanh cũng ngẩn người ra, họ dù thế nào cũng không nghĩ ra, Liễu Không người xuất gia như vậy cuối cùng lại nói ra 1 câu trả lời con buôn như vậy?
- Sư đệ, nếu như đệ muốn xây thêm Hương Tích tự thì đâu cần phải đi bán tảo tía? Liễu Nguyên hoà thượng cũng rất kinh ngạc, nghĩ qua nghĩ lại thì cũng chỉ nghĩ ra được nguyên nhân này. Đối với những người khác thì càng mơ hồ, nghe nói với danh tiếng bây giờ của Liễu Không, nếu như muốn xây thêm Hương Tích tự thì e là sẽ có vô số quan lại đến mà tranh nhau quyên góp tiền, làm sao mà cần bản thân mình phải đi buôn bán?
Đối mặt với sự hoài nghi của mọi người, chỉ thấy Liễu Không lại chắp tay thành chữ thập hành lễ nói: - Tiểu tăng không phải vì bản thân, mà là vì những ngư dân ven biển khổ sở mà thỉnh cầu, các vị nếu có thể mua nhiều tảo tía thì họ lại có thể có thêm 1 phần thu nhập, giảm thiểu số lần ra khơi của họ, như vậy thì có thể giảm thiểu đi chút thương vong
Liễu Không nói đến đây, cuối cùng cũng nói ra được nguyên nhân mà mình cố gắng đề cử tảo tía, thì ra chính vào năm trước, Liễu Không ra ngoài dạo chơi, cuối cùng lại đến ven bờ Tuyền Châu, kết quả là phát hiện cuộc sống của ngư dân ở đó rất khốn khổ, mắc bệnh lại không có tiền cứu chữa, vừa đúng là Liễu Không tinh thông y thuật, cho nên đã sống ở ven bờ, vừa giúp ngư dân trị bệnh, vừa phát huy phật pháp với những ngư dân đó.
Cũng trong thời gian đó, Liễu Không dần dần hiểu rõ cuộc sống khốn khổ của ngư dân ven bờ, vì đất đai của vùng biển bạc màu, vốn không thích hợp trồng trọt, cho nên những ngư dân ở ven bờ đó đều dựa vào đánh cá mà sinh sống, nhưng mà đại hải vô tình, đánh cá càng dựa vào vận khí mà sinh sống, e là những ngư dân có kinh nghiệm đi chăng nữa cũng có khi ra khơi mấy ngày mà không thu hoạch được gì, hơn nữa còn phải đóng các loại thuế, cho nên cuộc sống của ngư dân đa phần đều là rất khốn khổ, nếu không đã không xuất hiện vấn đề có bệnh mà không có tiền để chữa trị.
Ngoài ra, các ngư dân mỗi ngày đều dựa vào những con ngư thuyền đơn sơ của mình phiêu bạt trên biển, chỉ cần không cẩn thận thì thuyền hỏng người chết, vùng duyên hải làng chài gần như là cục diện nữ nhiều hơn nam, nguyên nhân chủ yếu nhất là tỷ lệ thương vong của nam đi ra khơi rất cao, thậm chí có những thôn ngoài người cao tuổi và những đứa trẻ ra thì còn lại gần như đều là phụ nữ, các hộ đều xây bài vị cho các nam nhi trong nhà của mình, vì thế có thể biết sự nguy hiểm lớn như thế nào khi đi ra khơi.
Liễu Không khi nói đến sự nguy hiểm lớn như thế nào khi các ngư dân ra khơi thì lại thở dài nói: - Khi ta ở bên ven bờ chữa bệnh cho mọi người, thì từng gặp 1 nữ thí chủ mắc bệnh, lúc đó bà ta đã 70 mấy tuổi, theo như bà ta nói, bà đã có 7 đời chồng, người chồng nào cũng chết ở trên biển, người chồng mà sinh sống với bà ta lâu nhất chỉ có 5 năm, ngoài ra bà ta đã hạ sinh 8 đứa con với 5 người chồng, trong đó có 6 đứa con trai, kết quả trong 6 đứa con trai có thể sống đến 30 tuổi thì chỉ có 1 người, 5 người còn lại thì đều chết ở trên biển, người cuối cùng sở dĩ còn sống sót là vì khi đi ra biển chân bị thương, sau này cũng không thể ra biển được nữa, các đứa cháu hiện giờ của bà cũng đang vùng vẫy giành sự sống ở trên biển, không biết là khi nào có thể chết ở trên biển?
Tô Thức và mọi người sau khi nghe câu chuyện bi thảm của lão phu đó, ai cũng lộ ra thần sắc kinh ngạc, họ thật sự không thể tưởng tượng được trên đời này lại có bi kịch như thế? Ngay cả Triệu Nhan người mà nghe quen những chuyện bi thảm ở kiếp sau nghe đến đây cũng có chút lay động, hắn thật sự không nghĩ đến người đàn bà bình thường này lại phải cần bao nhiêu sức mạnh tâm lý lớn mới có thể bước ra khỏi sự đả kích tàn khốc liên tiếp như vậy, có lẽ đây chính là tính dai dẻo của nhân dân lao động thời cổ đại, cũng chính nhờ vào tính dai dẻo này mà nhân dân Trung Nguyên mới có thể đứng lên trong sự đả kích liên tiếp như thế.
Triệu Nhan họ còn chưa tỉnh lại trong câu chuyện bi thảm đó thì lại nghe Liễu Không lại 1 lần nói với giọng nói đau khổ: - Từ sau khi ta phát hiện vận mệnh bi thảm của những ngư dân đó thì đã ước nguyện trước mặt Phật tổ nhất định sẽ những ngư dân đó thoát khoát khỏi vận mệnh chết trên biển.
Nói đến đây, Liễu Không dừng lại 1 chút và nói tiếp: - Chỉ là năng lực của ta có giới hạn, sinh sống ở ven biển được 1 năm, mới phát hiện tảo tía loại thực phẩm này, nó chủ yếu mọc lên tại biển, khi thu thập thì rất an toàn, hơn nữa sản lượng cũng rất lớn, quan trọng nhất là mùi vị của tảo tía rất ngon, đáng tiếc là ngoài những ngư dân trên biển ra, lại có rất ít người ăn nó, cho nên ở trong hoàn cảnh này, ta nghĩ đến cách quảng bá tảo tía cho mọi người với sức lực của mình, nếu như người trên đất liền cũng đồng ý bỏ tiền để mua tảo tía thì những ngư dân đó cũng có thêm 1 con đường kiếm tiền rồi, tuy nhiên không thể để tất cả những ngư dân đó không ra biển hết được, nhưng từ đó cũng có thể cứu vãn được tính mạng của ngư dân.
Sau khi Liễu Không nói xong, hai tay hợp lại đứng đó cúi đầu không nói gì, dường như là còn đắm chìm trong vận mệnh bi thảm của những ngư dân vùng duyên hải không thể kiềm chế được, Triệu Nhan và mọi người lúc này cũng bị ảnh hưởng bởi số phận bi thảm của những ngư dân, ai cũng đều cúi đầu không biết nói gì hơn?
- Liễu Không đại sư thề nguyện như thế thật làm cho bổn vương vừa khâm phục lại hổ thẹn, việc tảo tía không thể chỉ để Liễu Không đại sự 1 mình giúp lực, bổn vương cũng tận sức lực của mình giúp đại sư quảng bá tảo tía! Cuối cùng vẫn là Triệu Nhan mở lời trước, tuy hắn biết có chút khờ dại khi chỉ dựa vào tảo tía mà muốn ngư dân thoát khỏi số phận của mình, nhưng mà còn đỡ hơn không làm gì cả, ngư dân có thể kiếm thêm đồng tiền trên việc bán tảo tía, thì sau này cũng không cần phải vì đồng tiền này mà vùng vẫy giành sự sống ở trên biển.
- Ta giúp nữa, tuy Tô mỗ bất tài, nhưng lại có thể viết được văn chương, nói với mọi người cuộc sống khổ cực của ngư dân, cùng với tấm lòng rộng rãi của Liễu Không đại sư!
Lúc này Tô Thức mở miệng nói, lời nói của y liền nhận được sự đồng ý của Tô Triệt và Lý Công Lân.
- Ta mặc dù là nữ nhi, nhưng lại rất khâm phục tấm lòng của Liễu Không đại sư, tuy ta không giúp được gì, nhưng ta mua nhiều chút tảo tía, sau đó để các tỷ muội quen biết quảng cáo với khách hàng thì vẫn được. Tiết Ninh Nhi lúc này đứng dậy nói, tuy cô ta có chút tham tiền, nhưng ở trên đại nghĩa này thì lại không chút do dự.
- Còn chúng tôi nữa, bổn sự khác thì chúng tôi không có, nhưng nói đến ăn uống thì lại là người lành nghề, ngoài ra ta lại rất quen những quan lại quyền quý thành Đông kinh, việc quảng cáo tảo tía với họ thì cứ giao cho ta và Hô Diên huynh đi! Tào Tung nhìn thấy Tiết Ninh Nhi mở lời cũng liền đứng lên nói, cậu ta tuyệt đối không để mất thể diện trước mặt Tiết Ninh Nhi đâu.
- A di đà phật, bần tăng sinh ra cái miệng tham ăn, trong phật môn cũng gọi là có tiếng chút, có lẽ cũng có thể giới thiệu tảo tía đến những ngôi miếu có tiếng. Liễu Nguyên đại hoà thượng lúc này cũng mở miệng nói, phật môn của Đại Tống hưng thịnh, đặc biệt là khắp nơi đều có những ngôi miếu có sức ảnh hưởng, nếu như những ngôi miếu này dẫn đầu ăn tảo tía thì tuyệt đối sẽ kéo theo các nơi khác đều ăn.
Nhìn thấy Triệu Nhan và mọi người đều tỏ vẻ đồng ý giúp đỡ, điều này khiến Liễu Không rất cảm kích, hợp tay lại nói: - A di đà phật, có sự giúp đỡ của các vị, thề nguyện mà tiểu tăng đã thề thì nhất định ít ngày nữa có thể thực hiện.
- Cứu nhân tức thị độ dĩ, sau này cũng không biết có bao nhiêu ngư dân vì đệ mà phúc mệnh, sư đệ lập ra công đức lớn như vậy, phật môn sẽ nhất định vì đệ mà hưng thịnh! Lúc này Liễu Nguyên vị hoà thượng mập này cũng kích động đứng dậy nói, thân là cao tăng có tiếng trong phật môn, trên người ông ta cũng đảm nhận trọng trách làm vinh dự đại phật môn, bây giờ nhìn thấy sư đệ của mình không những bác học đa tài, hơn nữa lại có tấm lòng như vậy, sau này nhất định có thể trở thành lãnh tụ của phật môn.
Đối với lời nói của Liễu Nguyên, Liễu Không lại rất khiêm tốn nói: - Sư huynh nói quá rồi, sư đệ làm việc chỉ cầu không thẹn với lòng, đối với việc sau này vô số ngư dân vì tảo tía mà được sống tốt, cũng có quan hệ mật thiết với sự giúp đỡ của các vị đây.
Nhưng mà ngay lúc này, Nhan Ngọc Như nãy giờ không có lên tiếng bỗng nhiên đứng nhẹ nhàng lên, ánh mắt như nước nhìn Liễu Không, khẽ hé miệng nói: - Đại sư lo lắng hết lòng để vô số ngư dân vì thế mà sống tốt, lòng từ bi có thể trời đẩt chứng giám, nhưng mà không biết đại sư có thể đem lòng từ bi của ngài phân chia ra 1 chút độ hoá cho tiểu nữ thoát khỏi biển khổ?
Xung quanh vang lên tiếng xì xào, Triệu Nhan và mọi người nghe đến đây đều xôn xao cả lên, Nhan Ngọc Như vừa mới bước vào thì luôn im lặng ngồi ở đó không có nói chuyện, đợi đến sau khi Liễu Không đến thần sắc có chút nhu hoà 1 ít, nhưng mà cũng là chưa có nói chuyện, chỉ là không ngờ cô ây không nói chuyện thì thôi, mà mới mở miệng lại thẳng thắn như vậy, theo Lý Công Lân trước đó có nói, đây gần như là tương đương với việc thổ lộ với Liễu Không trước mặt mọi người, dũng khí này thật sự không phải là nữ nhi bình thường nào cũng có.
Chỉ thấy Liễu Không sau khi nghe lời nói của Nhan Ngọc Như, vốn không hề bận tâm thì trên mặt cũng lộ ra vẻ mặt không nỡ, 1 lúc sau, mới hai tay hợp lại mà nói: - A di đà phật, thế gian tự hữu duyên pháp, từ lúc tiểu tăng xuất gia thì đã không còn duyên với hồng trần, sau này tìm một thâm sơn cổ tháp, thanh đăng cổ phật trường làm bạn đời mà thôi.
Nhan Ngọc Như nói xong những lời trên đó, tuy cố gắng duy trì vẻ mặt bình tĩnh, nhưng trong ánh mắt cô ấy lại toát ra sự mong đợi, nhưng mà sau khi nghe Liễu Không nói xong, Nhan Ngọc Như lại cảm thấy bị đả kích, lộ ra vẻ mặt rất thất vọng đứng đó, khoé mắt tràn ra hai hàng nước mắt, theo mặt của Như Ngọc mà chảy xuống.
Nhìn đến đây, Tô Thức và Liễu Nguyên bên cạnh cũng đều than thở, đối với họ thì Liễu Không và Nhan Ngọc Như quả là 1 đôi bích nhân, đáng tiếc là Liễu Không 1 lòng theo phật, lại từ chối tình ý của Nhan Ngọc Như, thật sự làm cho người ta cảm thấy đáng tiếc.
Lúc này Triệu Nhan nhìn đến tình cảnh thương tâm trước mặt, lại bỗng nhiên nghĩ đến 1 bài thơ được lưu truyền rộng rãi ở kiếp sau, liền không kiềm nổi mở miệng ngâm thơ: - Tăng lự đa tình tổn phạm hành Nhập sơn hựu khủng biệt khuynh thành Thế gian an đắc song toàn pháp Bất phụ như lai bất phụ khanh!
(Bài thơ "Bất phụ Như Lai bất phụ khanh" của Thương Ưng Gia Thố - Bản dịch thơ:
Thẹn tình mình nhơ chốn nghiêm trang Vào núi tu hành,
Bóng Người mang Đời này cách nào trọn vẹn cả
Không phụ Như Lai, chẳng phụ nàng? _Ẩm Vũ dịch_)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.