Xuyên Không: Vương Gia Vô Dụng Lột Xác

Chương 961:  Cũng chính bởi vì vậy




Đại Tống tháng 2 năm Thiệu Thánh thứ 3, trải qua một thời gian nghỉ ngơi chỉnh đốn ngắn, quân Tống lại tiếp tục ra trận, trong đó sau khi trung lộ quân và tây lộ quân của Dương Hoài Ngọc và Cổ Hà lão tướng quân hội hợp xong, chỉnh đốn lại tất cả kỵ binh, vì dù sao kỵ binh cũng là quân chủ lực trên thảo nguyên, tập hợp thêm một số hỏa binh, liền lập tức đánh về Tây Liêu mới thành lập, số còn lại thì đóng quanh phủ Hoàng Long, không có động tĩnh gì. 
 Vốn Dương Hoài Ngọc muốn đảm nhiệm chủ soái tấn công Tây Liêu, dù gì Cổ Hà lão tướng đã lớn tuổi, nhưng Cổ Hà lão tướng lại không cho là như vậy, ông cho rằng Dương Hoài Ngọc không quen thuộc thảo nguyên, cũng chưa từng giao chiến với dân du mục, cho nên Cổ Hà lão tướng có phần lo lắng, nhỡ đâu Dương Hoài Ngọc không may làm tổn hại đến uy danh của Dương gia, bởi vậy cố ý muốn đích thân đảm nhiệm Thống soái. Dương Hoài Ngọc là vãn bối của Cổ Hà, cuối cùng cũng không tranh được với ông, bất đắc dĩ chỉ có thể nhượng bộ, nhưng cũng hỗ trợ cho Cổ Hà những người đắc lực nhất của mình, hy vọng có thể giảm bớt phần nào áp lực của ông. 
 Gia Luật Thuần vẫn luôn chú ý đến Đại Tống, khi đại quân của Cổ Hà vừa mới xuất phát, y cũng có hành động ngay, tuy nhiên cũng không phái quân nghênh chiến, mà là phái sứ giả cầu hoà với Đại Tống, thể hiện bản thân không hề có ý đối nghịch với Đại Tống, thậm chí vì cầu toàn, y bằng lòng từ bỏ ngôi vị hoàng đế, nhận là Liêu vương, ngoài ra hàng năm còn tiến cống cho Đại Tống, có thể nói là hạ mình hết mức, như là bằng lòng từ bỏ bất cứ thứ gì, chỉ cần Đại Tống lui binh. 
 Tuy nhiên Triệu Hú sau khi nghe Triệu Nhan phân tích, dĩ nhiên vô cùng cảnh giác với thảo nguyên, đương nhiên không muốn Gia Luật Thuần tích lũy lực lượng ở trên thảo nguyên. Đại Tống căn bản còn không cần suy xét liền cự tuyệt, hơn nữa đại quân của Cổ Hà cũng tiến về Tây Liêu không ngừng nghỉ. 
 Ba tháng, đại quân của Cổ Hà rốt cục tới biên giới Tây Liêu. Với tình hình này, Gia Luật Thuần rơi vào đường cùng chỉ có thể tập hợp tất cả binh lực, gần tám vạn đại quân nghênh chiến. Để nâng cao sĩ khí, y thậm chí tự mình dẫn binh ở phía trước, đáng tiếc tương quan lực lượng chênh lệch, không thể nhờ vào một mình y mà có thể bù lại được. Kỵ binh Tây Liêu giao chiến với đại quân Đại Tống ba trận thì bại cả ba, tám vạn đại quân Tây Liêu bị Cổ Hà đánh tan tành, Gia Luật Thuần lại thiếu chút nữa bị đại quân của Cổ Hà bắt sống, Tây Liêu vừa mới thành lập đã bị sóng gió đánh chìm. 
 Đối mặt với cục diện tồi tệ này, Gia Luật Thuần thậm chí muốn quy hàng Đại Tống một lần nữa, nhưng Gia Luật Đại Thạch lại khuyên rằng, việc đầu hàng chỉ có thể một lần, không được đến lần thứ hai. Dù sao Đại Tống cũng không ngốc, tuyệt đối sẽ không tin tưởng một kẻ đã đầu hàng lại phản bội có thành ý gì, nên cho dù Đại Tống cho phép bọn họ đầu hàng thì cũng sẽ đối xử vô cùng hà khắc, nếu đã như vậy, thà rằng chống lại đến cùng, cho dù là đánh không lại bọn họ cũng có thể trốn, cho dù là cuối cùng trở thành một đám giặc cỏ cũng tốt hơn là bị người Tống quản chế. 

 Cũng chính bởi vì vậy cho nên Cổ tướng quân do dự ba ngày, rốt cục vẫn phải quyết định lui binh. Dù sao Gia Luật Thuần đã trốn ra khỏi thảo nguyên, Tây Liêu vừa tạo dựng đã bị tiêu diệt, bọn họ cũng căn bản không cần mạo hiểm đến vậy, chưa biết trước Gia Luật Thuần có còn sống mà ra khỏi hoang mạc này hay không. Cho dù ông ta có may mắn thoát ra được, cũng đã ra khỏi phạm vi thảo nguyên mà chạm tới Tây Vực rộng lớn, Đại Tống mặc dù có ảnh hưởng đến Tây Vực nhưng cũng không thể phái đại quân đuổi bắt đám tàn quân của Gia Luật Thuần. 
 Triệu Hú cũng vô cùng tán thành quyết định lui binh của Cổ lão tướng quân. Lúc trước y quyết định ra tay với Gia Luật Thuần chủ yếu là vì lo lắng ông ta xây dựng được thế lực ở thảo nguyên, bây giờ ông ta trốn chạy, thảo nguyên đã trên danh nghĩa thuộc sở hữu Đại Tống, như vậy kế tiếp chính là phải thống trị thảo nguyên, tiêu diệt hoàn toàn những hiểm họa tiềm tàng, một Gia Luật Thuần cũng không cần quá bận tâm nữa. 
 Cũng vào thời điểm Tây Liêu bị tiêu diệt, Triệu Giai ở Bột Hải cũng nhận được thư của Triệu Nhan từ kinh thành, chỉ có điều nội dung trong thư rất kì lạ, bảo y đưa Agnes hồi kinh một chuyến, đúng ra Agnes chỉ là thiếp của y, thê tử chính thức phải là Dương Yên, nên nếu muốn đưa về cũng nên đưa thê tử về cùng, không biết vì sao phụ quân muốn mình đưa Agnes về kinh. 
 Tuy rằng trong lòng có chút khó hiểu nhưng Triệu Giai cũng không dám trì hoãn, rất nhanh thu xếp việc quân, xin nghỉ với thượng cấp rồi về Quảng Châu nhanh nhất có thể, cũng vì không muốn Dương Yên nghĩ ngợi nên y đưa cả Dương Yên và Agnes cùng về.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.