Xuyên Nhanh: Hãy Thay Tôi Sống Sót

Chương 8: Khu rừng không người 4




Ở một khu rừng nào đó thuộc địa phận Hà Giang, Nguyễn Nam không biết mình đã đi bao lâu nữa. Cô theo sự chỉ dân của hệ thống cứ đi, cứ đi giữa một khu rừng không người.
-Hệ thống, ngươi xác định là ở đây chứ. Nguyễn Nam nhìn ngôi làng nhỏ phía xa, những ngôi nhà sàn của những người dân tộc lác đác xen giữa những lùm cây, không xác định hỏi.
-Hệ thống sẽ không làm lỗi. Map của hệ thống sẽ không sai? Hệ thống bất đắc dĩ trả lời, đây không biết lần thứ bao nhiêu ký chủ hỏi nó nữa. Thở dài. Nữ nhân thật là phiền phức.
- Vậy tạm tin ngươi vậy. Thì cô ngoài tin vào nó thì cô biết tin vào ai biết nữa. Trời biết cô đã trải qua một tháng này giữa rừng thế nào? Cô biết đi rừng vất vả, biết sự khắc nghiệt của rừng rậm. Nhưng nhân sinh 20 năm qua đây là lần đầu tiên, à không lần thứ 2 mới đúng, cô phải trả qua sự khắc nghiệt này. Nếu không có hệ thống chắc cô chết mất. Thật không biết nên diễn tả cảm xúc của cô lúc này thế nào. Chắc là vừa yêu vừa hận hệ thống đi.
- Ký chủ, nhắc nhở cô không nên trực tiếp đi qua.
- Biết rồi, biết rồi, biết rồi. Giữa đất nước và tình yêu nam nữ, đất nước quan trọng hơn. Tôi biết mà. Nên làm gì, không nên làm gì tôi đều biết. Nguyễn Nam nghiêm túc nói với hệ thống. Nếu vì cô mà lịch sử thay đổi, các cán bộ gặp nguy hiểm thì cô chết cũng không nhắm mắt mất.
Hệ thống cũng bất đắc dĩ. Tuy nó muốn ký chủ làm nhiệm vụ nhưng nó cũng không muốn ký chủ sẽ làm việc gì đó mà để sau này phải hối hận.
Nguyễn Nam trở lại hang động. Cái hang động này rất kín đáo, tầm nhìn cao, rộng, thoáng, rất thích hợp cô hiện tại. Ở đây vừa gần nguồn nước, vừa có ther tránh người đi rừng, các loài động vật lớn, còn có thể nhìn về ngôi làng.
Nguyễn Nam đem quả rừng để trên chiếc giường bằng lá khô của mình. Sau đó lại đi ra hang động. Đi một lúc đến bên dòng suối, lại đi về phía bụ cây. Vén lá cây lên, một con thỏ bị dính bẫy. Xem ra đã có bữa tối rồi.
Nhìn xem, cô thật lợi hại mà. Ai tưởng một người tuy không phải là dân thành phố, nhưng cũng là dân đồng bằng, đến đi rừng Cúc Phương tham qua còn chưa đi, mà giờ không chỉ có thể sống sót trong rừng rậm một mình, còn có thể tự lực cánh sinh. Một mình đảm đương một phía, độc lập tự chủ. Là hình mẫu lý tưởng của người phụ nữ hiện đại độc lập. Cô thật lợi hại mà ^_^. Lại một ngày nỗ lực chờ đợi.
Nguyễn Nam trở lại bên dòng suối, lấy con dao ra bắt đầu làm thịt thỏ. Ngày trước cô đến con gà còn không dám diết mà giờ cô đã có thể thuần phục làm thịt chúng, không chỉ có gà, còn thỏ cá. Mà cô cũng chỉ dám bắt và cũng chỉ bắt được mấy loại này thôi.
Nguyễn Nam trở lại hang động. Để con trên đông lửa rắc thêm tý muối, lại lấy mấy cây ngải cứu ra đốt đuổi muỗi.

Cứ thế ngày qua ngày. Bước vào đầu tháng 8, mùa thu đến rồi. Mùa thu của vạn vật, của đất trời và mùa thu của đấy nước đến rồi.
Có vẻ sắp rời nơi này được rồi. Nguyễn Nam nghĩ nghĩ.
Lại những ngày chờ đợi trôi qua. Đôi khi sớm quá cũng không tốt, muộn quá cũng không được. Đúng thời điểm mới là thích hợp nhất.
-Hệ thống, ngươi không phải bảo nay trời nắng sao? Sao lại mưa rồi, chẳng nhẽ dự báo thời thiết của ngươi bị lỗi. Nguyễn Nam nhìn núi rừng trong màn mưa, khinh bỉ đối với hệ thống nói.
-Ký chủ, cái này không phải do lỗi của hệ thống, hệ thống sẽ không làm lỗi. Giọng nói máy móc, nghiêm túc, khẳng định chắc chắn của hệ thống vang lên.
Nguyễn Nam không trả lời, nhưng ánh mắt của cô như muốn nói, giải thích đi, không cho tôi một lời giải thích hợp lý tôi sẽ không tin.
Hệ thống nhận thấy được sự khinh bỉ của ký chủ, giải thích tiếp.
- Chắc ký chủ cũng biết câu thơ: Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa. Hiện tượng hôm nay có thể giải thích bằng câu này. Ký chủ hiểu. Hệ thống giọng cao lãnh trả lời.
Nguyễn Nam sao không hiểu ý câu này, nhưng nếu giống như câu này thì chẳng phải là….
-Hệ thống vậy chẳng lẽ có một nhân vật ‘lớn’ qua đời. Nguyễn Nam nhấn mạnh hỏi hệ thống.
-Không sai biệt lắm đi, không phải nhân vật lớn nhưng cũng là thập thế đại thiện nhân.( Người làm việc tốt, chăm chỉ làm từ thiện suốt 10 kiếp)

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.