Tuy nhiên, thủ lĩnh Hung Nô quá xảo quyệt nên đã trốn thoát, nhưng Kiều Triều tin rằng quân Hung Nô sẽ không dừng lại ở đây.
Trong khi Kiều Triều chiến đấu huấn luyện binh lính, Chân Nguyệt đã đến mỏ sắt. Cửa hầm tối đen, công nhân đẩy xe quặng ra ngoài. Dù có sự hỗ trợ của ngựa, bò, nhưng lực lượng ở đây vẫn còn thiếu thốn.
Vân Mộng Hạ Vũ
"Những người làm việc tại đây đa phần là phạm nhân, bị đày đến đây để chuộc tội." Trương Trung Hạng, phụ thân của Lâm Trương thị và là vị giáo úy quản lý khu mỏ, giải thích.
Nàng hỏi về cách thức vận chuyển, dụng cụ, ... để có thể khai thác được sắt. Nhưng sau khi tìm hiểu thì thấy ở đây còn khá thô sơ. Sau khi hỏi một lúc thì nàng biết ở đây không có ròng rọc nên bèn sai người vẽ lại theo sự chỉ dẫn của nàng để tiến hành chế tạo theo bản vẽ.
Chân Nguyệt không đi sâu vào trong mỏ, chỉ quan sát sơ qua. Các xe chở quặng sắt được vận chuyển đến nơi gia công, rồi được thợ rèn thêm vào các vật liệu khác để chế tác thành vũ khí và công cụ.
Nàng cũng chọn một con d.a.o găm nhỏ làm kỷ niệm rồi trở về. Khi về đến phủ trời đã tối.
"Nương nương! Bệ hạ có thư gửi lại đây."
"Đưa ta xem ngay."
"Dạ, đây ạ."
Chân Nguyệt mở thư, thấy Kiều Triều chỉ nhắn vài dòng ngắn gọn, dặn nàng không cần lo lắng, nói rằng mình vẫn an toàn và mong nàng gửi thư thường xuyên.
Chân Nguyệt nhìn thư:... Mang nàng đến tận đây, giờ còn muốn nàng viết thư nhiều nữa.
Nàng trở về thư phòng, viết một câu ngắn gọn: "Bận, bình an." Rồi bảo người mang thư đi gửi cho Kiều Triều.
Khi Kiều Triều nhận được thư, vừa mở ra đã thấy đúng ba chữ...
"Các ngươi thấy nương nương bận gì thế?"
"Nương nương mỗi ngày đều ra ngoài dạo một vòng, hôm trước Nguyên phu nhân và Lâm phu nhân cũng đến thỉnh an, sau đó nương nương còn đến nông trang của Nguyên phu nhân, rồi đi thăm một mỏ quặng sắt ngoài thành Lương Châu."
"Ồ, còn gì nữa không?"
"Hết rồi ạ."
"Được, ngươi lui xuống đi."
"Dạ."
Chân Nguyệt bên này lại bận rộn chuẩn bị phác thảo cho một mô hình ròng rọc. Sau khi vẽ xong, nàng đưa cho Lâm Trương thị để nhờ tìm người chế tạo. Tiếp đó, nàng còn tìm đến Nguyên Dương thị, nhờ giúp tìm một số người.
"Tìm những người biết xem tinh tượng, hiểu về đá và có kiến thức về quặng."
Nguyên Dương thị ngạc nhiên hỏi: "Nương nương muốn làm gì với họ?"
Chân Nguyệt đáp: "Ta muốn tìm người chuyên khảo sát quặng. Lương Châu rộng lớn thế này, chắc chắn không thể chỉ có vài mỏ quặng như vậy."
"Phu nhân có biết than đá chứ? Hãy tìm cho ta những người có thể tìm ra mỏ than, nhất định phải có mỏ than ở đây."
Vùng đất này có địa hình địa lí giàu tài nguyên khoáng sản, một vùng rộng lớn như vậy không thể chỉ có vài mỏ quặng.
"Vâng, thần phụ sẽ lập tức tìm người cho nương nương," Nguyên Dương thị đáp.
Chân Nguyệt đang nỗ lực phát triển Lương Châu, nàng thậm chí phát hiện rằng ở đây còn chưa có một học phủ chính quy. Học sinh thường phải sang An Châu để học. Theo quan điểm của nàng, mỗi châu phải có ít nhất một học phủ.
Đúng lúc này, Nguyên Hải từ tiền tuyến trở về, nghe tin Chân Nguyệt muốn xây dựng học phủ cho Lương Châu, ông rất phấn khởi. Thực ra, ông cũng lo lắng về vấn đề giáo dục nơi đây. Lương Châu có ít người học hành, do là vùng biên giới nên hầu hết người dân đều thuộc các hộ quân. Hài tử các gia đình quân nhân cuối cùng vẫn tiếp nối nghề nghiệp phụ thân, gia gia trong quân ngũ.