Xuyên Thành Nữ Chính Làm Nông

Chương 914:




Ngày càng có nhiều người đến sinh sống và buôn bán quanh khu chợ, khu vực này dần phát triển và mở rộng. Nhiều năm sau, nơi đây trở thành một trung tâm đô thị sầm uất mới, và được Hoàng đế đặt tên là Tân An – một thành phố mới của triều đại Bình Phục.

Thời gian trôi qua không nhanh đến thế, nhưng sau khi công việc tại chợ đã ổn định và biên giới yên bình không có giặc ngoại xâm đe dọa, Kiều Triều và Chân Nguyệt quyết định khải hoàn trở về kinh thành.

Lúc rời đi chỉ mang theo binh lính, nhưng khi trở về, đoàn xe chở theo rất nhiều hàng hóa, đa phần là đặc sản quý hiếm của vùng Tây Bắc.

Ngoài thành kinh đô, A Sơ đứng đợi ở phía trước, bên cạnh là Mộ Khanh Thơ cùng hai đứa nhỏ, phía sau có A Trọng, Kiều Tam và các đại thần. Họ đều tập trung để nghênh đón Bệ hạ và Hoàng hậu hồi cung.

Thời gian chờ đợi kéo dài khiến bọn nhỏ có phần mệt mỏi, định ngồi nghỉ thì bỗng nhiên lá cờ vàng rực xuất hiện ở phía xa.

Mọi người phấn khởi hẳn lên, biết rằng Bệ hạ sắp đến. Ai nấy đều chỉnh trang y phục, chuẩn bị tư thế tề chỉnh nhất để đón chào Thánh Thượng.

Chẳng mấy chốc, đội danh dự xuất hiện trước mắt, theo sau là một chiếc xe ngựa lớn – nơi mọi người đều biết rằng Bệ hạ và Hoàng hậu đang ngồi.

Khi đoàn nghi trượng đến gần, tất cả lập tức quỳ xuống đồng thanh hô vang: "Cung nghênh Thánh Thượng! Hoàng Thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế!"

Kiều Triều bước xuống từ xe ngựa, sau đó đỡ Chân Nguyệt xuống. Hắn nói lớn: "Các khanh bình thân!"

"Tạ Hoàng Thượng!" – mọi người đồng thanh đáp.

Kiều Triều nắm tay Chân Nguyệt tiến lên phía trước. A Sơ dẫn theo thê tử và hài tử đến nghênh đón, xúc động nói: "Phụ hoàng, mẫu hậu, cuối cùng các người đã trở về." Cảm xúc trào dâng khiến A Sơ suýt đỏ cả mắt.

Kiều Triều nhìn nhi tử, trách nhẹ: "Lớn như vậy rồi, phải có phong thái chứ!"

Chân Nguyệt dịu dàng vỗ vai A Sơ: "Đừng lo, chúng ta đã trở về rồi. Con vất vả nhiều."

Kiều Triều thêm vào: "Nhi tử ta thật sự vất vả."

A Sơ kính cẩn đáp: "Vì phụ hoàng và mẫu hậu, nhi thần xin hết sức mình, không có gì là vất vả!"

Lúc này, Hành Nhi cũng nhảy vào lòng Chân Nguyệt, thốt lên: "Hoàng nãi nãi, cuối cùng người đã về rồi." Tiếu Tiếu cũng tiến đến, lễ phép gọi: "Hoàng gia gia, hoàng nãi nãi!"

Kiều Triều xoa đầu Tiếu Tiếu, khen ngợi: "Tiếu Tiếu lớn rồi đấy."

Chân Nguyệt cũng bế Hành Nhi lên, cười nói: "Hành Nhi cũng lớn và nặng hơn nhiều rồi."

Kiều Triều liền ôm lấy tôn tử, nói với Chân Nguyệt: "Để ta bế, nàng chắc cũng mệt rồi."

Hắn nhìn về phía mọi người rồi cất tiếng: "Tốt, chúng ta cùng hồi cung thôi."

"Tạ Thánh Thượng!" – tất cả đồng thanh, cùng nhau theo đoàn hồi kinh.

Kiều Triều và A Sơ và các đại thần đi đến phòng nghị sự nói về tình hình triều đình gần đây.

Còn Chân Nguyệt dẫn theo Mộ Khanh Thơ, các nữ quyến đến tẩm cung của mình nói chuyện. Sau khi nói chuyện một lúc thì mọi người cũng để ý thấy nàng có vẻ mệt mỏi liền nói.

Mộ Khanh Thơ: "Mẫu hậu đi đường xa mệt mỏi nên nghỉ ngơi đầy đủ, bọn con xin cáo lui"

Chân Nguyệt: "Được" Nàng cũng thật sự mệt mỏi, dù sao cổ đại di chuyển bằng ngựa lại thêm đường đi gập ghềnh, mất rất lâu mới về hoàng cung thì không mệt làm sao được.

Kiều Triều đến cung hoàng hậu thì đã thấy Chân Nguyệt ngủ rồi liền sai người pha nước ấm đi tắm rồi leo lên giường với Chân Nguyệt, hắn cũng rất nhanh chìm vào giấc ngủ.

Kiều Triều bắt đầu xây dựng đất nước, cải cách một số điều lệ lại đưa ra các điều luật mới khiến bộ luật Đại Bình có sự chặt chẽ, giảm các vụ án oan.

Chân Nguyệt trước đó đã giao công việc cho Mộ Dung Khanh, còn có Tần vương phi và Phạm Kiều Nguyệt quản lí các xưởng của Kiều gia nên không quá bận. Nhưng vẫn cần nàng phải xem xét một số báo cáo họ đưa đến, cũng như thực hiện một số việc cần đích thân nàng làm.

Dưới sự quản lý của Kiều Triều, Đại Bình rất nhanh yên ổn và thịnh vượng, trong lúc đó không hiếm các cuộc giao tranh với giặc oa, Cao Ly... Nhưng đều được các tướng lĩnh Đại Bình ngăn chặn và đánh đuổi thành công, còn biến những nước đó thành chư hầu phải cống nạp cho Đại Bình.

Nhờ có các chính sách hỗ trợ và trọng dụng người tài, lại có các kì khoa cử giúp Đại Bình sản sinh được rất nhiều nhân tài, thi sĩ kiệt suất. Lại thêm chủ trương của hoàng thượng là quan văn và quan võ hai bên đều trọng dụng không khiến bên lòng chạnh lòng, nước sông không phạm nước giếng.

 

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.