Your Life Is Around You!

Chương 19: Ngày thứ mười lăm




Kỳ thi nghề năm nay quả thực diễn ra một cách “khó lường”.
Thi lý thuyết
Ban đầu, khi tôi biết thi nghề phải làm cả bài thi trên giấy, tôi đã tức giận đến mức nghiến răng nghiến lợi gào lên: “Không phải Việt thiếu thợ sao?” Cái gì mà thi lý thuyết, hỏi cách làm không bằng thực hành trực tiếp luôn à? Tôi học tin học bắt đầu từ năm thứ lớp 2, trường Tiểu học tôi học cho học sinh học Tin khá sớm, nên chúng tôi đã học hết chương trình Tin của năm lớp 6 từ cấp 1. Dĩ nhiên là sau này học cấp 2 tôi mới thấy mức độ “max thần thánh” của trường Tiểu học thân yêu. Thi thực hành đối với tôi không khó, nhưng lý thuyết thì…rất ngại học thuộc. So với môn Văn phải học ngày học đêm như lúc còn thi học kỳ thì chẳng thấm vào đâu, nhưng tôi, à không, chúng tôi vẫn bị sốc toàn tập khi nhìn xấp đề cương ôn thi nghề gồm 20 trang trước mặt. Tuy vậy, nói là ngại học thuộc, nhưng chỉ cần học kỹ hết cái tập này thì chẳng phải thi lý thuyết không còn gì trở ngại sao? Dù sao nó cũng có giới hạn rất rõ ràng, không phải lo như thi Toán Văn, bất ngờ xuất hiện 1- 2 câu lạ hoắc. Tôi biết điều này nên rất chuyên tâm ôn tập.
Ngày thi nghề đến, chúng tôi bị cho “leo cây” gần 3 tiếng. Trường A chúng tôi là điểm thi của học sinh ba trường: trường A, trường C và trường D. Đương nhiên học sinh trường C và D chỉ chiếm khoảng 25%. Giờ thông báo tập trung là 7h00, ấy vậy mà khi tôi đến, cổng trường đông đúc. Học sinh không được vào trường, phải đứng ở cổng trường đợi. Tôi thấy lớp mình đứng tụ tập ở một góc vỉa hè. Phải trải qua hơn một tiếng rưỡi đứng đợi ở cổng trường, 30 phút khai mạc cùng các nghi lễ rườm rà khác, 10h chúng tôi mới bắt đầu lên phòng thi theo danh sách. Thật …quá bê bối! Tôi không biết mình dùng từ có đúng không, nhưng quả thực tôi thấy thế. Thi nghề - một kỳ thi vốn dĩ không khó khăn gì, nhưng vì cái mục tiêu giành 1,5 điểm khi thi vào 10 nên trở thành quan trọng. Nhưng đến tận 10h tối hôm trước, chúng tôi còn lên facebook comment loạn lên với chủ đề chung: “Mai tập trung lúc mấy giờ”, “Thi thực hành vào lúc nào?”, “Thi trong bao lâu?”, …
Giây phút giáo viên trông thi phát đề, tôi thực cũng có chút tò mò, nhưng không quá căng thẳng. Tôi ngồi ở bàn 5, gần cuối nên nhận đề cũng gần cuối. Tôi cẩn thận quan sát nét mặt từng đứa bàn đầu sau khi nhận đề, thấy bọn nó nhìn nhau thì thầm từ “dễ”, trong lòng bất giác buông thả. Nhưng…
Đến khi tôi tận mắt nhìn đề, trong đầu tôi Ầm một tiếng. Cái đ* gì đây? Một cái đề làm không quá 15 phút. Quá dễ! Không, thậm chí nó còn dễ hơn nhiều so với những đề thi thử tôi từng làm. Đã dễ lại còn ngắn. Tôi nghiến răng.
Lúc đó, tôi đã ngộ ra một điều: “Không phải lúc nào đề thi dễ cũng thấy dễ chịu.” Vì bạn sẽ thấy uổng công đối với lượng kiến thức mà bạn đã cố gắng “nhồi nhét” vào đầu. Những đề năm trước tôi làm qua, lý thuyết khá dài. Nhưng năm nay số câu liên quan đến nội dung đã học, không bằng 1/10. Vậy chúng tôi học để làm gì? Làm gì? Quả thực tôi đã có chút tức giận. Nhưng thôi, dù sao thì…dễ cũng hơn khó. Chấp nhận đi!
Thêm nữa, đề dễ như vậy nên cái chiến dịch “quay phao” của vô số bạn trẻ cũng tan thành mây khói. Dễ như vậy mà còn photo thì tôi không biết trong đầu bọn nó có cái gì:v? Nghe đồn có nhiều đứa truyền nhau rằng: Giữa tiết thi giả bị đau bụng hoặc đi vệ sinh, sau đó xuống phòng y tế sẽ có người hỗ trợ.
Nhưng tin đồn vẫn chỉ là tin đồn thôi. Và quan trọng là trong đám bạn thân của tôi không có ai quay phao. Đối với một đứa học thuộc ở mức trung bình như tôi, học văn siêu cấp như thằng Hoàng, tuyển Sử như con My, và siêu cấp chăm chỉ như thằng, thì không cần thiết phải dùng đến chiêu bài cũ rích đó. Lý do sao? Nội dung ôn chưa đủ dài mà *cười*
Thi thực hành
Nội dung thi thường là phải đánh máy và định dạng theo một văn bản mẫu sao cho khi in ra phải giống hệt với tờ gốc. Tôi và thằng Hoàng đều thuộc top đánh máy khá nhanh, nhất là thằng Hoàng nên thời gian đánh máy quả thực chẳng tốn là mấy, chủ yếu là định dạng. Mà cái này thì phải làm nhiều. Vì vậy bên cạnh xấp đề ôn lý thuyết, còn có một xấp các văn bản mẫu để chúng tôi tự thực hành ở nhà…và cả ở trường. Để chuẩn bị cho kỳ thi nghề, hai tiết Tin một tuần đối với mỗi lớp căn bản là chẳng thể đủ. Phòng lab của trường cũng hoạt động hết công suất. Lớp này vừa ra lập tức có lớp khác vào. Lớp 9G của Minh và Như, cô giáo chủ nhiệm đã ưu ái hết mức khi cho cả buổi sáng được ngồi trên phòng tin, và chỉ cần gõ..gõ..và gõ. Ngạc nhiên không? Đối với kỳ thi nghề thì học Toán học Văn sẽ chẳng bằng học Tin.
Thời gian thi là vào hai ngày kế tiếp sau khi thi lý thuyết. Trong hai ngày, sẽ có 8 ca thi vào cả sáng và chiều, được chia theo số báo danh. Ví dụ từ 7h15 – 8h00 ngày thi đầu tiên: các thí sinh từ số A11025 đến A11080 sẽ thi. Tôi may mắn được thi vào ngày thứ hai. Qua ngày đầu tiên thi, có vẻ lớp tôi chưa mắc phải sự cố nào quá nghiêm trọng. Tức là về khả năng làm bài có lẽ chỉ dựa vào 95%, còn 5% còn lại phải dựa vào máy móc, xem có sự cố nào như đang làm mà máy treo, bị sập nguồn xảy ra chẳng hạn. Rất may là không sao.
Nhưng…
Quả thực ca thi của tôi rất xui xẻo.,, Như, Sơn, Quỳnh, Phương,… chung một ca thi buổi sáng của ngày thi thứ 2. Đề đã biết trước, quá trình làm bài diễn ra tương đối thuận lợi. Chỉ là không ai ngờ…2 phút trước khi hết giờ, khi mà giáo viên trông thi vừa dứt câu “Các con chuẩn bị in bài, kiểm tra lại bài đi”, khi mà tôi vẫn còn đang hí hửng xem lại Print Preview, thì…
PHỤT! MẤT ĐIỆN!
Wtf? Mất điện? Hơn chục cái màn hình tắt ngóm cùng một lúc. Tôi còn chưa định thần thì đã nghe thấy tiếng thét thất thanh của mấy người thi bên cạnh.
-Á, chết rồi! Mất bài rồi.
-Trời, tôi còn chưa Save
-Cái đ’ gì thế này? $%%^%&$@*
Có lẽ do bất ngờ nên mấy người này buột miệng. Còn mất điện khiến thí sinh mất bài thi trước khi hết giờ thì học sinh sẽ chẳng mất quyền lợi gì, hơn nữa có khi còn được “bồi thường”. Tôi quay người ra đằng sau, nhìn thằng Sơn – thằng bạn cùng lớp đạt giải Nhất cuộc thi Tin học trẻ - học sinh lớp 8 duy nhất của năm ngoái đạt giải cao – đang ngồi ngẩn ngơ hỏi:
-Ê cu, làm đến đâu rồi?
Nó ngoắc cái đầu, nhếch mép đáp: “Còn căn cái bảng, mà 9 thực hành là ngon rồi!”
Con Quỳnh ngồi bên máy bên cạnh nhảy vào nói: “Định mệnh, máy tao còn đ’ có Symbol. Nhọ vcl “
Chúng tôi được giám thị nhắc nhở ngồi yên đợi điện lên. Nhưng đợi mãi, đợi mãi, đợi đến lúc quá cả giờ thi của ca thi tiếp theo vẫn chưa có điện. Từ tầng 4, tôi nhìn thấy thằng Vũ, Ngọc Tùng, Xuân Tùng, Tú lớp tôi thi ca tiếp theo đã đến từ lâu, vẫn đứng chờ dưới cổng trường.
.
.
.
Kết quả sáng ngày hôm ấy, đáng ra chúng tôi có thể về trường học tiếp tiết 3 4 5 thì chúng tôi lại bị ngồi như một lũ đầu đường xó chợ ở hành lang của trường thi, đợi giải quyết sự cố. Tôi ôm balo, đeo tai nghe, ngồi dựa vào xó tường ngủ gà ngủ gật. Phải đợi các ca thi tiếp theo thi xong, ca thi đầu tiên là chúng tôi mới được mó đến. Lúc đó đã là 11h30 buổi trưa. OMG!
Tôi và các đồng chí cùng lớp được in bài mẫu, tức là tất cả nghiễm nhiên được 10 thực hành. Do không thể khôi phục các bài thi đang làm dở. Tôi ngẩng mặt than trời: “Vậy rốt cục chúng tôi ôn thi để làm gì? Trong khi cái kết quả nhận được lại chẳng tốn chút công sức nào.”
Lúc tối thằng Hoàng inbox cho tôi như sau:
Hel Trần: Babey, thi cử thế nào?
Ngọc Thanh Trần: Muốn biết hả?
Hel Trần: Mất điện in bài mẫu hả? Ăn may vcl
Ngọc Thanh Trần: Thông tin nhanh nhở?
Ăn may? Nghe từ này trong lòng tôi không dễ chịu chút nào. Vốn dĩ tôi đã tự tin vào khả năng thực hành của mình, nay lại nhận được điểm tối đa do in bài mẫu, thật đáng ghét! Tôi không muốn bạn bè mình nói: “A, bọn kia là do in bài mẫu nên được 10”
Nhưng cuối cùng, kỳ thi nghề cũng kết thúc. Chúng tôi bắt đầu lao đầu vào để chuẩn bị cho kỳ thi tiếp theo. À, còn kết quả, có lẽ phải đợi đợi đợi thôi J.

Bạn có thể dùng phím mũi tên hoặc WASD để lùi/sang chương.